Trước tình trạng rác thải nhựa, nilon đang ngày càng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt thay đổi thói quen, nhận thức của người dân để ngăn chặn từ nguồn.
Một cảnh tượng kinh hoàng cho bất kỳ ai lần đầu đến xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) khi chứng kiến người dân nơi đây hàng ngày phải sống chung với những đống rác thải dọc bờ biển.
Lãnh đạo TP. Thanh Hoá đã có ý kiến giao các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về tình trạng rác thải xây dựng, sinh hoạt được vứt bỏ, tập kết cạnh một số tuyến đường huyết mạch, khu đân cư tại TP Thanh Hoá làm mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, gây “nhức nhối” trong dư luận địa phương.
Rác thải sinh hoạt từ nhà dân, chợ dân sinh, nhà máy... thoải mái xả xuống kênh. Xác động vật trôi nổi, người dân súc rửa thuốc bảo vệ thực vật đang khiến người dân Thanh Hóa lo ngại, bức xúc về chất lượng nước.
Kênh nhà Lê có ý nghĩa lịch sử và phục vụ tưới tiêu cho nhiều huyện ở Thanh Hóa nhưng đang bị hủy hoại bởi nước thải từ các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ ở phường Quảng Thắng và xã Đông Hưng (TP.Thanh Hóa).
Tình trạng rác thải nhựa, túi ni lông không được xử lý đổ ra biển ngày càng có xu hướng gia tăng. Ở khu vực bờ biển xã Ngư Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc và rừng ngập mặn xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), rác thải đã và đang đe dọa đến hệ sinh thái biển, khiến môi trường biển ô nhiễm đến mức báo động. Do đó, trước mắt cần hạn chế sử dụng rác thải nhựa, đồng thời cần thường xuyên tổ chức thu dọn, xử lý lượng rác thải tồn đọng.
Bãi rác của thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã quá tải, là nỗi ám ảnh của người dân địa phương hàng chục năm qua, trong khi chính quyền nơi đây vẫn loay hoay không biết làm cách nào để xử lý hàng chục tấn rác mỗi ngày.
Nhà máy xử lý rác thải ngừng hoạt động đột ngột, hàng nghìn người dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phải hứng chịu mùi hôi thối của hàng trăm tấn rác thải tồn đọng.
Đoạn kênh chảy qua ấp Thới Trung, xã Đông Thắng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đột nhiên ô nhiễm nặng khiến hàng chục hộ dân ở đây đứng ngồi không yên. Được biết, đây là đoạn kênh huyết mạch, cung cấp nguồn nước dùng cho tưới tiêu và phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây...
Thanh Thủy và Thanh Sơn là 2 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nhưng lại không có quy hoạch bãi rác tập trung, dẫn đến việc rác thải vẫn “vô tư” ngập tràn trên đường gây ô nhiễm môi trường...
Năm 2014 - 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa (chủ đầu tư) triển khai trồng mới, bảo vệ và phát triển 300ha rừng ngập mặn tại các xã Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa). Đến nay, nhiều diện tích rừng ngập mặn đang bị rác “bủa vây”, điều này đã khiến nhiều cánh rừng bị chết, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phồng chống bão lũ của địa phương.
Nhiều năm nay, trên địa bàn các xã huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) người dân luôn phải sống chung cùng với rác thải sinh hoạt. Mặc dù đã ký hợp đồng với Công ty Môi trường để thu gom vận chuyển rác và đóng tiền hàng tháng đầy đủ.
Dự án Trạm xử lý rác thải sinh hoạt thị trấn Kim Tân và vùng phụ cận, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) có tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường. Thế nhưng, sau nhiều năm triển khai, dự án này chậm tiến độ rõ rệt.
Vừa qua, một số hộ dân thuộc xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bức xúc phản ánh việc công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Hà Liên ngang nhiên xả rác thải xây dựng ra 2 bên đường, gây ô nhiễm môi trường.
Hải Hà là một trong những xã nằm ven biển thuộc huyện Tĩnh Gia có rất nhiều thuận lợi phát triển về kinh tế biển, tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm dọc bờ biển càng trở nên nghiêm trọng.
Với mức tiếp nhận trên 300 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, bãi xử lý rác của tỉnh Quảng Ngãi tại xã Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa) sẽ đầy vào cuối tháng 10/2017. Đến thời điểm đó, rác thải sinh hoạt sẽ không biết đổ đi đâu vì 2 dự án xử lý rác được cấp phép đầu tư hiện vẫn nằm trên giấy.
Biển Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) luôn phải đối mặt với tình trạng hàng trăm tấn rác thải trôi dạt hàng km dày đặc ven bờ gây ô nhiễm từ nhiều năm nay. Chính quyền địa phương vẫn chưa tìm ra phương án khắc phục triệt để tình trạng này bởi dân cư quá đông.
Là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 2 gây ra, biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) sáng 21/7 đục ngầu, từng đợt sóng đánh xô vào bờ ngập rác khiến không ít du khách chỉ còn biết…đứng nhìn.
Nhiều năm qua, người dân sống tại thôn 8, xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã phải tìm cách xoay sở để sống chung với sự ô nhiễm do bãi rác gần nhà.