Trong tỉnh

TP.Thanh Hóa gợi ý người có phiếu tín nhiệm thấp từ chức

Người nào có phiếu tín nhiệm thấp phải chủ động xin từ chức, nếu không làm thì TP. Thanh Hóa sẽ chủ động gợi ý vấn đề này.

Đó là thông tin được ông Lê Doãn Thành - Phó Chủ tịch HĐND TP. Thanh Hóa chia sẻ trên báo Pháp luật TP. HCM ngày 26/1/2019 sau kỳ họp HĐND tại các xã, phường trên địa bàn vừa qua.

Đơn cử như trường hợp của ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Hoàng Anh, TP. Thanh Hóa có 14/23 phiếu tín nhiệm thấp, ông Thành cho biết: “Theo quy định, nếu người có số phiếu tín nhiệm thấp quá bán mà không chịu xin từ chức thì tổ chức sẽ xem xét chuyển sang vị trí khác phù hợp”.

Chủ tịch UBND xã Hoàng Anh, TP. Thanh Hóa cảm thấy buồn khi có tới hơn 60% phiếu tín nhiệm thấp.

Chủ tịch UBND xã Hoàng Anh, TP. Thanh Hóa cảm thấy buồn khi có tới hơn 60% phiếu tín nhiệm thấp.

Trong khi đó, ông Thanh chia sẻ: “Tôi rất buồn vì có số phiếu “tín nhiệm thấp” chiếm tới hơn 60%. Vì thế thế tôi vẫn đang chờ quyết định từ cấp trên sau khi nhận số phiếu tín nhiệm thấp quá bán. Hiện tại tôi chưa có đơn xin từ chức”.

Trước đó, tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa diễn ra vào giữa tháng 12/2018, Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu là việc làm cần thiết để nhân dân thấy rằng, trong thời gian qua cán bộ đó làm việc ra sao.

“Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ đánh giá được cán bộ đó công tác thế nào? làm việc ra sao? Hiệu quả công việc mang lại thế nào? Từ đánh giá chung, tổng thể về cán bộ đó, Đại biểu HĐND chủ động quyết định lá phiếu của mình đối với người được bỏ phiếu" - ông Chiến cho hay.

Theo ông Chiến, việc bỏ phiếu tín nhiệm không thể tránh khỏi quan điểm "cá nhân". Nhưng trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm, mỗi vị lãnh đạo cần nhìn nhận lại trách nhiệm của mình trong thời gian qua để có cách làm tốt hơn trong thời gian tới.

Tác giả: Ngọc Mai

Nguồn tin: Báo Đất việt

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok