Bạn cần biết

Những thực phẩm để qua đêm tuyệt đối không nên ăn

Một số loại thực phẩm để qua đêm sẽ có lượng độc tố tương đương với thạch tín, gây nguy hiểm tới sức khỏe của người sử dụng.

Cơm

Các chuyên gia cho biết, trên hạt gạo chứa nhiều bào tử vi khuẩn, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nếu không biết cách bảo quản. Đặc biệt dù đã nấu thành cơm, các bào tử vẫn sống sót và sinh sôi khi "được dịp".

Vì vậy, cơm nguội sau khi thừa nếu bạn tiếp tục để ở nhiệt độ phòng có thể khiến các bào tử vi khuẩn sản sinh ra chất có hại gây nên tình trạng nôn mửa, tiêu chảy,... Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, hâm nóng lại cơm cũng không loại bỏ được hoàn toàn những chất độc hại này

Nước lọc đun sôi

Theo nghiên cứu, nước phù hợp nhất để uống khi được đun sôi trong vòng 3 - 5 phút và nên dùng hết trong ngày là tốt nhất. Lúc này hàm lượng các chất độc hại như nitrit, clorua trong nước thấp nhất. Tuy nhiên nếu tiếp tục đun sôi hoặc để nước nguội quá lâu, lượng nitrit sẽ tăng lên đáng kể.

Trứng lòng đào

Trứng lòng đào khi để qua đêm vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi, phát triển hơn bình thường, gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu… Ngược lại, nếu trứng được nấu chín hoàn toàn và bảo quản trong nhiệt độ thấp của tủ lạnh, chúng có thể được lưu trữ trong 48 giờ mà không có vấn đề gì.

Nấm, mộc nhĩ

Các loại nấm sau khi chế biến bạn nên ăn ngay trong ngày, bởi nếu để qua đêm, thành phần protein phức tạp trong lchúng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa đặc biệt là khi hâm nóng. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat.

Nấm sau khi chế biến mà để qua đêm sẽ gây khó chịu về dạ dày

Nếu nấm đã chế biến để trong thời gian quá dài có thể dẫn đến nguồn dinh dưỡng bị hao hụt, nitrat sinh ra độc tố, gây khó chịu cho dạ dày và cơ thể.

Thực phẩm từ đậu nành

Một số món ăn từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tàu hũ... rất dễ sản sinh vi khuẩn trong môi trường thông gió kém. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng chỉ nên để từ 2 đến 4 tiếng, nếu không lượng vi khuẩn tăng lên khiến thức ăn bị biến chất.

Điển hình nhất là vi khuẩn clostridium botulium - một loại vi khuẩn có chất độc mạnh gấp nhiều lần chất độc xyanua kali, có thể khiến con người bị liệt thần kinh dẫn tới tử vong.

Món kho

Các món kho nhừ không nên để để qua đêm kể cả khi đã bảo quan trong tủ lạnh. Bởi nếu để qua đêm, các món kho rất dễ sản sinh ra nấm mốc, khiến người dùng bị ngộ độc, đặc biệt là trong mùa xuân và mùa hè.

Khoai tây

Khoai tây là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng nếu để khoai tây đã chế biến ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, nó có thể sinh ra vi khuẩn botulism, một loại vi khuẩn hiếm gặp, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Loại vi khuẩn này cũng không thể bị triệt tiêu hết nếu hâm lại, vì vậy, tốt nhất không nên để khoai tây đã chế biến qua đêm.

Thịt gà

Thành phần protein trong thịt gà sẽ bị thay đổi nếu được để nguội và hâm lại lần thứ hai. Điều này có thể khiến người ăn gặp phải một số rắc rối về tiêu hóa. Do đó, bạn không nên để thịt gà đã nấu qua đêm.

Lưu ý cách bảo quản đồ ăn

Không ít gia đình do bận rộn thường nấu nhiều thức ăn hơn để dành cho bữa ăn sau đó, bởi nó tiết kiệm thời gian lẫn công sức.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản đồ ăn dư thừa sao cho đúng cách để không gây ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Để thức ăn dư thừa “không phản chủ” và hư hỏng, BS.Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc trung tâm Dinh Dưỡng TP HCM có một vài chia sẻ: “Nếu chúng ta ăn không hết thức ăn điều quan trọng nhất là phải lưu trữ nó ở trong tủ lạnh, và tủ lạnh phải tốt, không để chung các loại thực phẩm vào với nhau, chứa thức ăn trong các hộp chuyên dụng hoặc màng bọc thực phẩm.

Với trường hợp không có tủ lạnh, chúng ta cần đun sôi trở lại, tức giữ cho thức ăn sôi ít nhất trên 60 độ C , và để được tối đa là qua đêm ở môi trường nhiệt độ bình thường, nghĩa là dưới 25 độ C, còn trong trường hợp nhiệt độ môi trường cao vi sinh vật sẽ phát triển nhanh.

Trứng luộc là một trong những thực phẩm không nên để qua đêm

Ở một số loại thực phẩm, khi đun lại chất dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ mất dần đi, món ăn cũng không còn được ngon như lần chế biến ban đầu. Bác sĩ Diệp đưa lời khuyên: “Chúng ta nên căn thức ăn và nấu vừa đủ dùng, tránh gây lãng phí cũng như không làm mất đi chất dinh dưỡng của nó.

Tóm lại nếu như thức ăn không có điều kiện bảo quản tốt và nhiệt độ không đạt được dưới 25 độ C thì nên ăn trong vòng 4 tiếng đồng hồ kể từ khi chế biến để đảm bảo sức khỏe.

Trong trường hợp nhiệt độ môi trường cao hơn thì ta có thể nấu mặn hoặc muối chua, nhưng khi sáng hôm sau phải đun sôi trước khi sử dụng và dùng trong vòng 24 giờ. Đặc biệt lưu ý với các món canh thì chúng ta không nên để qua đêm.”

Với những cách trên, các bà nội trợ có thể bảo quản thức ăn dư thừa vừa đảm bảo được chất lượng thực phẩm mà còn bảo vệ được sức khỏe cho chính gia đình chúng ta.

Tác giả: Nguyễn Linh

Nguồn tin: thoidai.com.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok