Cà chua
Cà chua giàu vitamin. Ảnh: Internet. |
Thông tin trên Lao Động cà chua có tên khoa học Solanum lycopersicum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Mặc dù về mặt thực vật học, cà chua là một loại trái cây nhưng nó lại thường được chế biến và sử dụng như một loại rau.
Cà chua có chứa một lượng lớn canxi và vitamin K, đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường và phục hồi những vấn đề nhỏ trên xương và mô xương.
Đặc biệt vitami B và Kali trong cà chua giúp làm giảm lượng cholesterol và hạ huyết áp. Vì vậy, bạn nên thêm loại quả này vào trong các bữa ăn để có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ cũng như các vấn đề về tim mạch.
Hạt óc chó
|
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, cứ 100g hạt óc chó thì có 655 calo, 84% chất béo (65.2g), 8% carbohydrate (13.7g), 9% protein (15.3g). Hàm lượng chất béo và calo cao trong quả óc chó cao nhưng đây đều là những chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, không gây béo phì.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như quả óc chó có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch và giảm nguy cơ tử vong nói chung. Ngoài ra, chúng cũng giúp tăng cường sức khỏe của da, tóc, móng, cung cấp năng lượng cho các hoạt động và giúp giảm cân.
Đến nay, quả óc chó đang được rất nhiều người ưa chuộng và coi như một thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn giảm cân, làm đẹp và bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Đây cũng là món được nhiều người chọn làm món ăn vặt và cho rằng có thể ăn bất cứ thời điểm nào cũng không sợ tăng cân. Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà quả óc chó mang lại, nhưng nếu bạn chọn quả này làm món ăn vặt trong buổi tối thì thật tai hại.
Đậu bắp
|
Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,... có lợi cho cơ thể con người.
Trong y học cổ truyền, quả đậu bắp non được sử dụng như một vị thuốc chữa viêm dạ dày. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét.
Còn trong y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan. Đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Quả dứa
|
Theo tài liệu của Bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc, mỗi nội tạng trong cơ thể đều có những "khẩu vị riêng". Thực phẩm tốt cho ngũ tạng đã được phân theo màu sắc, thuận theo âm dương ngũ hành. Lá lách, dạ dày thích vị ngọt, có màu vàng. Món ăn màu vàng mà dạ dày "thích" là dứa.
Dứa có chứa một lượng lớn chất protease, có hiệu quả tốt trong việc phá vỡ các protein trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn.
Đặc biệt dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.
Khoai lang
|
Theo Sức khoẻ & Đời sống khoai lang là loại củ rất ngon và bổ dưỡng, có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Loại củ này là ngũ cốc thô, giàu chất xơ, ăn thường xuyên có thể giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bổ thận ích khí. Khoai lang dễ tiêu hóa, đồng thời chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe dạ dày.
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Khoai lang chứa bao nhiêu calo? Trong mỗi 100g khoai lang chỉ chứa 86 calories. Có thể thấy, khoai lang là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng.
Tác giả: Trúc Chi (t/h)
Nguồn tin: nguoiduatin.vn