Khó thu hồi tài sản tham nhũng và bài toán "khắc phụ hậu quả" những vụ "đại án"

Trong 2 năm trở lại đây, nhiều vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng đã được đưa ra xét xử, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, kịp thời của pháp luật, cũng như thể hiện không có vùng cấm đối với bất kỳ đối tượng phạm tội nào; “quan sai xử như thứ dân”. Vấn đề đặt ra “khắc phục hậu quả”, thu hồi tiền “khủng” thất thoát trong những vụ án kinh tế, tham nhũng ấy như thế nào lại là bài toán không hề đơn giản.

Thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng còn… khiêm tốn!

Kết quả thi hành án để thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài còn khiêm tốn. Còn khá nhiều vụ việc bán đấu giá nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá nên chưa thể xử lý dứt điểm được vụ việc.

Hơn 1.300 tỷ đồng của cựu Giám đốc Agribank Nam Hà Nội có thể không thu hồi được

Bà Phạm Thị Bích Lương- cựu Giám đốc Agribank Nam Hà Nội - bị tuyên buộc liên đới bồi thường gần 1.400 tỷ đồng nhưng đến nay Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội chỉ thu hồi được hơn 1 tỷ đồng. Sau khi xác định bà này hết tài sản, cơ quan thi hành án đã ra quyết định “chưa có điều kiện thi hành án số tiền còn lại” (!).

"Nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng"

Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương tập trung thi hành các vụ việc thu, nộp ngân sách nhà nước, nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng. Đồng thời, tập trung chỉ đạo thi hành án các vụ việc có liên quan đến tín dụng, ngân hàng.

TOP
ok