Trong tỉnh

Hàng loạt doanh nghiệp khai thác đá có nguy cơ phá sản vì tiền hậu bất nhất

Hiện nay, có rất nhiều mỏ đá đã được tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng, nhiều mỏ đã nộp thuế và các khoản phí khác, nhưng vẫn chưa được cấp phép khai thác.

Chính điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tiếp tục kéo dài thời gian sẽ khiến nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Đơn cử, như Công ty chúng tôi, năm 2014 hoạt động theo Giấy phép số 09, ngày 15/1/2014 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp. Bắt đầu từ năm 2017, UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác đá phải làm bằng phương pháp cắt dây từ trên đỉnh núi xuống.

Cũng từ đó đến nay, Công ty TNHH Xuân Trường đã đầu tư hơn 56 tỷ đồng để mua máy móc khai thác, chế biến đá nhằm đáp ứng đúng tiêu chuẩn mà tỉnh quy định. Để thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển đá từ đỉnh núi xuống nhà máy để xẻ, xay đá, chúng tôi đã xin mở rộng diện tích mỏ.

Ngày 8/2/2017, Sở TN&MT đã họp với 9 đơn vị và cơ quan chức năng liên quan tổ chức Hội nghị, sau đó kiểm tra thực địa khu vực Công ty TNHH Xuân Trường xin mở rộng diện tích khai thác mỏ đá vôi 6 ha tại khu Hang Cá, xã Yên Lâm. Các ban, ngành đã ký biên bản đồng ý phần diện tích núi đá do Công ty xin mở rộng.

Ngày 28/8/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3261 phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và nộp tiền hoàn trả kinh phí thăm dò đối với khu vực mở rộng mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi đá nêu trên, Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. Thế nhưng, gần một năm trôi qua Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho rằng, đây là đất rừng tự nhiên nên chưa cấp phép, mặc dù khi thăm dò Sở này đã ký chấp thuận đầu tư.

Việc Sở NN&PTNT cho rằng đang vướng mắc tại một số quy định tại Nghị định 156/CP/2019, ngày 16/11/2018, của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, về một số điều của Luật Lâm nghiệp. Nếu chiếu theo Điều 4. “Tiêu chí rừng tự nhiên” thì khu vực này rất ít cây than gỗ, không có tre nứa, nhưng không hiểu vì sao Sở NN&PTNT lại nghiên cứu lâu đến thế, mặc dù trước đó Sở này đã ký biển bản bàn giao thực địa.

Hiện chúng tối rất mong lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa sớm chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường đã được UBND tỉnh quy hoạch, để ổn định sản xuất, giúp doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ bị phá sản.

Tác giả: Kim Oanh

Nguồn tin: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok