Đây là một trong 2 thỏa thuận được ký kết sáng 7/9 tại Diễn đàn doanh nghiệp Pháp - Việt 2016 nhân sự kiện Tổng thống Pháp Francois Hollande sang thăm Việt Nam.
3 công ty Pháp là Neovia Việt Nam, Grimaud và Le Boucher cùng với Hội Chăn nuôi Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hướng đến hình thành chuỗi chăn nuôi lợn bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, 3 công ty cam kết hỗ trợ triển khai chuẩn chất lượng cho quy trình sản xuất cũng như đối với các nhà chăn nuôi tham gia vào chuỗi mang tên “Lợn Đồng bằng sông Cửu Long”. Chuỗi này sẽ được kiểm soát ở tất cả các bước nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
“Cách đây một năm, chúng tôi quyết định chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất trọng điểm của mình để xuất khẩu sản phẩm đi các nước. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sản xuất lợn lớn trên thế giới, với nhu cầu ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là năng suất chăn nuôi còn chưa cao. Cùng với đó là bài toán để vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhưng phải bảo đảm về an toàn y tế, nguồn gốc minh bạch”, ông Christophe Guillaume - Giám đốc điều hành Neovia Việt Nam nhận định.
Nông nghiệp là một trong 2 chủ đề chính của diễn đàn lần này. Riêng đối với chăn nuôi, một số doanh nghiệp Pháp cho biết, thay vì nhập khẩu các sản phẩm cao cấp, họ đang hướng đến việc phát triển các hệ thống sản xuất an toàn tại Việt Nam để cung cấp đến khách hàng đại chúng.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, ngành chăn nuôi trong nước đang tăng trưởng bình quân 4-5% mỗi năm, sản lượng 4,8 triệu tấn. Trong đó, lợn chiếm 74% tổng sản lượng. Tuy nhiên, đang có đến 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cung ứng một nửa sản lượng thịt cả nước. “Chăn nuôi quy mô nhỏ còn nhiều. Năng suất và chất lượng vẫn còn hạn chế trong khi giá cả cao hơn khu vực và thế giới. Hoạt động kết nối chuỗi, kiểm soát an toàn thực phẩm, dịch bệnh... cũng đang là thách thức”, vị này chia sẻ.
Ông Dương cũng dự báo, các hiệp định tự do thương mại mang đến cơ hội nhưng cũng không ít nguy cơ cho ngành chăn nuôi trong nước. Trong khi đó, ông Nicolas Audier – Giám đốc văn phòng luật Audier & Partners thông tin, các tập đoàn lớn và giới luật sư của Pháp đang nghiên cứu các điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Hiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước này cũng chưa nắm hết thông tin. Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu rượu và nông sản sang Việt Nam đang khá sáng sủa.
Bà Martine Pinville – Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại, Thủ công, Tiêu dùng, Kinh tế - Xã hội và Đoàn kết của Pháp nhận xét, tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai sau Singapore về mức độ cởi mở và hội nhập với quốc tế. Pháp luôn ủng hộ các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia. Ngoài nông nghiệp, y tế, bà cho rằng, phía doanh nghiệp Pháp thuộc các lĩnh vực như giao thông hay công nghệ cũng rất tự tin để hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
3 công ty Pháp là Neovia Việt Nam, Grimaud và Le Boucher cùng với Hội Chăn nuôi Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hướng đến hình thành chuỗi chăn nuôi lợn bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, 3 công ty cam kết hỗ trợ triển khai chuẩn chất lượng cho quy trình sản xuất cũng như đối với các nhà chăn nuôi tham gia vào chuỗi mang tên “Lợn Đồng bằng sông Cửu Long”. Chuỗi này sẽ được kiểm soát ở tất cả các bước nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Ba công ty Pháp ký kết cùng Hội chăn nuôi Việt Nam thành lập chuỗi nuôi lợn sạch.
“Cách đây một năm, chúng tôi quyết định chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất trọng điểm của mình để xuất khẩu sản phẩm đi các nước. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sản xuất lợn lớn trên thế giới, với nhu cầu ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là năng suất chăn nuôi còn chưa cao. Cùng với đó là bài toán để vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhưng phải bảo đảm về an toàn y tế, nguồn gốc minh bạch”, ông Christophe Guillaume - Giám đốc điều hành Neovia Việt Nam nhận định.
Nông nghiệp là một trong 2 chủ đề chính của diễn đàn lần này. Riêng đối với chăn nuôi, một số doanh nghiệp Pháp cho biết, thay vì nhập khẩu các sản phẩm cao cấp, họ đang hướng đến việc phát triển các hệ thống sản xuất an toàn tại Việt Nam để cung cấp đến khách hàng đại chúng.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, ngành chăn nuôi trong nước đang tăng trưởng bình quân 4-5% mỗi năm, sản lượng 4,8 triệu tấn. Trong đó, lợn chiếm 74% tổng sản lượng. Tuy nhiên, đang có đến 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cung ứng một nửa sản lượng thịt cả nước. “Chăn nuôi quy mô nhỏ còn nhiều. Năng suất và chất lượng vẫn còn hạn chế trong khi giá cả cao hơn khu vực và thế giới. Hoạt động kết nối chuỗi, kiểm soát an toàn thực phẩm, dịch bệnh... cũng đang là thách thức”, vị này chia sẻ.
Ông Dương cũng dự báo, các hiệp định tự do thương mại mang đến cơ hội nhưng cũng không ít nguy cơ cho ngành chăn nuôi trong nước. Trong khi đó, ông Nicolas Audier – Giám đốc văn phòng luật Audier & Partners thông tin, các tập đoàn lớn và giới luật sư của Pháp đang nghiên cứu các điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Hiện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước này cũng chưa nắm hết thông tin. Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu rượu và nông sản sang Việt Nam đang khá sáng sủa.
Bà Martine Pinville – Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại, Thủ công, Tiêu dùng, Kinh tế - Xã hội và Đoàn kết của Pháp nhận xét, tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai sau Singapore về mức độ cởi mở và hội nhập với quốc tế. Pháp luôn ủng hộ các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia. Ngoài nông nghiệp, y tế, bà cho rằng, phía doanh nghiệp Pháp thuộc các lĩnh vực như giao thông hay công nghệ cũng rất tự tin để hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
Tác giả bài viết: Viễn Thông