Trên đây là ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi lễ giao lưu, tôn vinh những tấm gương điển hình cấp học mầm non vào sáng 16/1, tại Hà Nội.
Luật Giáo dục 2019 đã khẳng định, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người.
Giai đoạn phát triển của trẻ ở độ tuổi mầm non được các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục khẳng định là giai đoạn vàng để phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhân cách cho trẻ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ |
Toàn quốc đã huy động hơn 5 triệu trẻ mầm mon đến trường để chăm sóc, giáo dục hàng ngày. Giáo dục mầm non không chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ phát triển mà còn giúp hơn 10 triệu cha mẹ yên tâm công tác, tập trung lao động sản xuất đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Người đứng đầu ngành Giáo dục khẳng định, giáo dục mầm non là nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng, áp lực nhất. Học sinh còn bé và rất hiếu động.
Giáo viên phải làm việc trong thời gian dài nhất của ngày trong khi lương lại thấp nhất so với bảng lương của ngành Giáo dục.
Các thầy cô đến trường chăm sóc trẻ từ tinh mơ và rời trường vào lúc chiều muộn. Giáo viên phải làm việc luôn tay, luôn chân, luôn mắt, không phút giây nào được lơ là.
Giáo viên phải làm việc trong thời gian dài nhất của ngày trong khi lương lại thấp nhất so với bảng lương của ngành Giáo dục. |
Bộ trưởng nhìn nhận, mặc dù Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm, đã có nhiều chính sách, nhưng hiện nay đời sống của giáo viên mầm non nhìn chung còn nhiều khó khăn. Nhận thức của xã hội và chính sách chưa tương xứng với vị trí ,vai trò và sự đóng góp của giáo viên mầm non.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, trong những năm gần đây, giáo viên mầm non đã nhận được những thành tựu đáng ghi nhận.
Việc hoàn thành các mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã tạo nên diện mạo mới cho bậc học nền tảng. Hệ thống trường lớp mầm non ngày một khang trang. Mạng lưới ngày càng đáp ứng cao hơn nhu cầu tới trường của trẻ. Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới.
Trẻ được chuẩn bị sẵn sàng, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm kỹ năng xã hội, ngôn ngữ để chuẩn bị vào học lớp 1. Điều này được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Để được những thành tựu đó cùng sự quan tâm của Đảng, Chính phủ vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phải kể đến vai trò quan trọng của thầy cô giáo viên mầm non.
Nhiều giáo viên tâm sự, ngày nào cũng đón trẻ đến trường nhưng rất ít cơ hội được đưa đón con mình đi học. |
Bộ trưởng nêu ví dụ, nhiều thầy cô đã bám thôn, bản, nỗ lực, dốc lòng, dốc sức huy động trẻ đến trường, chăm từng bữa ăn, giấc ngủ.
Nhiều thầy cô hy sinh cả niềm vui của gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ ở vùng sâu, vùng xa.
Nhiều giáo viên tâm sự, ngày nào cũng đón trẻ đến trường nhưng rất ít cơ hội được đưa đón con mình đi học.
Họ là những tấm gương tâm huyết, tích cực, đổi mới hoạt động giáo dục. Nhiều thầy cô đã gánh trên vai trách nhiệm lớn. Bởi chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam và tương lai phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc, giáo dục, vun trồng của thầy cô với thế hệ mầm non.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin, trong thời gian tới, giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29, Luật Giáo dục 2019, cơ chế chính sách phát triển giáo dục mầm non được ban hành, tạo động lực phát triển. Chương trình giáo dục mầm non tiếp tục được đổi mới.
“Tôi mong mỗi nhà giáo ngồi đây sẽ và mãi là tấm gương sáng về tình yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết đổi mới sáng tạo, luôn rèn luyện tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn để đóng góp cho sự phát triển của giáo dục nước nhà, đưa giáo dục mầm non lên tầm cao mới, đạt mức tiên tiến trong khu vực và trên thế giới” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tác giả: Mỹ Hà
Nguồn tin: Báo Dân Trí