Hàng loạt sai phạm…
Tại kết luận thanh tra số số 259/KL-BDT ngày 14/05/2016 của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá và Kết luận Thanh tra số số 945/KL-UBND ngày 25/08/2017 của UBND huyện Vĩnh Lộc nêu:
Trong hai năm (2014- 2015) Chương trình 135 của Chình phủ hỗ trợ cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại 4 thôn ở xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tổng số tiền 400 triệu đồng mua “phân, giống” phục vụ sản xuất để sớm ổn định cuộc sống. Thế nhưng, thay vì chi trả đúng đối tượng ông Phạm Ngọc Thuyết lúc đó là Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long đã ký chi tiền mặt cho các thôn sử dụng sai mục đích và để lại ở thủ quỹ xã 25 triệu đồng.
Huyện ủy Vĩnh Lộc quyết giữ cán bộ mắc sai phạm nghiêm trọng làm lãnh đạo. |
Năm 2013, ông Thuyết còn ký hồ sơ giao đất ở cho ông Trần Quốc Uy sau chuyển nhượng sang cho ông Nguyễn Thế Tình mà không thông qua đấu giá.
Năm 2015 lập hồ sơ khống thời gian bán nhà trẻ kèm theo đất cho gia đình ông Lưu Văn Long tại thôn Cẩm Bào đề nghị huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không qua đấu giá không nộp tiền vào kho bạc nhà nước mà chỉ đạo chi ngang 106.526.400 đồng cho Công ty Vĩnh Định ứng và chi trả công giám sát, việc làm này là vi phạm Điều 82 Nghị định 60/2003/NĐ-CP, vi phạm Điều 9 Quy định số 4 “làm trái các quy định trong việc quản lý nhà đất, tài sản, vốn tài chính của Đảng, Nhà nước…”.
Kết luận chỉ rõ những sai phạm tại xã Vĩnh Long. |
Năm 2015 ký phê duyệt dự toán thiết kế vượt mức đầu tư được phê duyệt, khi UBND huyện chưa phê duyệt điều chỉnh báo cáo kinh tế kỹ thuật, không yêu cầu nhà thầu làm đúng chủng loại gỗ như đã thiết kế ban đầu vẫn nghiệm thu là vi phạm Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Việc làm của ông Phạm Ngọc Thuyết vi phạm Điều 1 Nghị định 47.
Năm 2016 khi nhận tiền từ ban vận động ủng hộ xây dựng Nông thôn mới của huyện không chỉ đạo công khai trước cán bộ, đảng viên và nhân dân, không nạp tiền vào ngân sách xã mà cho nhà thầu ứng trực tiếp từ đồng chí Bí thư thôn Xuân Áng và không chỉ đạo thôn Xuân Áng nạp tiền đóng góp của dân vào ngân sách xã mà để cho thôn tự ý cho nhà thầu ứng, vi phạm Điều 82, Nghị định 60/2003/NĐ-CP việc làm của đồng chí vi phạm Điều 9 Nghị định 47.
Kết luận của ban dân tộc tỉnh Thanh Hóa. |
Trên cương vị phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã, đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập chung dân chủ, Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh Long nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020 không báo cáo Thường vụ Đảng ủy xã Vĩnh Long mà trực tiếp ký, chỉ đạo những nội dung sai trái nêu trên. Việc làm của đồng chí Phạm Ngọc Thuyết vi phạm Điều 1 Nghị định số 47.
“Vi phạm nghiêm trọng”… “cảnh cáo”
Theo quyết định thi hành kỷ luật cũng đã kết luận vi phạm của ông Phạm Ngọc Thuyết là nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân đồng chí. Thế nhưng hình thức xử lý kỷ luật chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo và ông Thuyết vẫn nghiễm nhiên tiếp tục giữ chức Chủ tịch xã Vĩnh Long khiến dư luận không khỏi hoài nghi đặt câu hỏi ông Thuyết đang được ai chống lưng che chắn???
Ông Phạm Ngọc Thuyết, Bí thư Đảng ủy - nguyên Chủ tịch UBND nhiệm kỳ 2011 - 2016. |
Theo Quyết định số 102-QĐ/TW của BCH Trung ương Đảng ngày 15/11/2017 thì những sai phạm này phải được áp dụng theo khoản 2. Như vậy chỉ cần 1 nội dung vi phạm ở mức độ nghiêm trọng cũng đủ để chịu hình thức kỷ luật từ cảnh cáo đến cách chức. Thế nhưng ông Phạm Ngọc Thuyết không những vi phạm 1 nội dung mà còn vi phạm rất nhiều nội dung ở mức độ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Huyện ủy Vĩnh Lộc lại áp dụng khoản 1 trong một số nội dung nhằm giảm từ hình thức cách chức xuống cảnh cáo.
Trao đổi với phóng viên Thời báo Doanh nhân, ông Vũ Anh Tuấn - Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Vĩnh Lộc nói: “Đối với trường hợp ông Phạm Ngọc Thuyết thì đúng là vi phạm nghiêm trọng, nằm ở khung cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Ngọc Thuyết có sự ưu ái một cách khó hiểu. |
Trường hợp này khi chúng tôi làm phiếu ở cơ sở người ta chỉ đề nghị để ở mức độ khiển trách thôi nhưng chúng tôi thấy trường hợp này không thể để ở mức độ khiển trách được nên trình lên thường vụ xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Căn cứ Quyết định 102 bây giờ hay 181 trước đây thì nếu vi phạm nhiều lần là tình tiết tăng nặng sẽ phải áp dụng khoản 2 xử lý cảnh cáo hoặc cách chức. Thế nhưng, chúng tôi cân nhắc về các tình tiết giảm nhẹ, thành khẩn nhận lỗi, khắc phục hậu quả nên trình với ban thường vụ chuyển từ cách chức xuống thành cảnh cáo”.
Được biết cũng tại huyện này năm 2017, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Yên cũng đã từng dính sai phạm chi sai 15 triệu đồng mua chiếc Ipad và một số nội dung liên quan đến tài chính cũng đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức luân chuyển sang xã khác làm cán bộ tư pháp.
Chính vì vậy việc ông Phạm Ngọc Thuyết một nhiệm kỳ dính đến 6 sai phạm nghiêm trọng lại vẫn yên vị khiến dư luận không khỏi hoài nghi và bức xúc.
Tác giả: Huy Vượng
Nguồn tin: Thời Báo Doanh nhân