Cụ thể, tính đến đầu tháng 5/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa có 190 dự án chậm tiến độ, trong đó có 5 dự án không sử dụng đất liên tục trong 12 tháng, vi phạm Điều 64 Luật Đất đai, và 185 dự án chậm tiến độ quá 24 tháng, thuộc diện phải kiểm tra, xử lý theo quy định.
![]() |
Dự án nhà ở xã hội AMC I Quảng Thành chậm tiến độ |
Hồ sơ pháp lý, cho thấy 25 dự án đã được Sở Nông nghiệp và Môi trường ban hành kết luận kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm. Còn lại 165 dự án đã và đang được UBND tỉnh Thanh Hoá cho phép gia hạn tiến độ sử dụng đất thêm 24 tháng, với lý do bất khả kháng như vướng mắc giải phóng mặt bằng, thay đổi quy hoạch hoặc khó khăn về tài chính.
Có 12 dự án đã hết thời hạn gia hạn 24 tháng và cả thời gian gia hạn do bất khả kháng nhưng vẫn không hoàn thành, buộc tỉnh Thanh Hoá phải xem xét xử lý nghiêm. Trong đó, 8 dự án đã được UBND tỉnh Thanh Hoá đồng ý thực hiện quy trình thu hồi đất theo quy định.
![]() |
Tỉnh Thanh Hóa thúc tiến độ các dự án chậm tiến độ |
Cơ quan chức năng đang khẩn trương kiểm tra, xác minh những khó khăn, vướng mắc thực tế các chủ đầu tư, đơn vị gặp phải để tìm cách tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
Các địa phương, đơn vị, nhà đầu tư ngồi lại với nhau để tập trung nhân lực, tài chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt triển khai đúng tiến độ cam kết. Các đơn vị có trách nhiệm cũng phải thường xuyên nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án sớm hoàn thành.
![]() |
Dự án Công viên nước Đông Hương dang dở |
Đối với các dự án còn đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố được yêu cầu phải tích cực theo dõi tiến độ hồ sơ, chủ động hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thẩm định và cấp phép đầu tư.
Đặc biệt, với các dự án đang vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, lãnh đạo tỉnh yêu cầu UBND các địa phương phải quyết liệt vào cuộc, tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích chung, từ đó tạo sự đồng thuận trong việc bàn giao mặt bằng. Cùng với đó, cần ký cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng với các chủ đầu tư, đảm bảo tính ràng buộc và trách nhiệm trong thực hiện.
![]() |
Các đơn vị làm việc với chủ đầu tư để giải điểm nghẽn, cam kết tiến độ |
Cùng với xử lý các dự án chậm tiến độ, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là các dự án đã có trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, từ đó tạo nền tảng để kêu gọi các doanh nghiệp thứ cấp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách địa phương.
![]() |
Không ít các dự án vướng giải phóng mặt bằng hoặc chỉ tiêu chuyển đổi mục đích sử dụng đất |
Thời gian qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch; khẩn trương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai và các dữ liệu khác theo hướng dẫn của trung ương.
Đồng thời rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý, ít nhất 30% chi phí tuân thủ, bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết và 100% các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp thực hiện trên môi trường điện tử. Chủ động làm việc với các nhà đầu tư chiến lược để thu hút các dự án đầu tư lớn, có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại vào địa bàn.
Qua đó, các số chỉ số về cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh tiếp tục duy trì thứ hạng trong nhóm khá cả nước, như: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024 xếp thứ 13 cả nước, tương đương với năm 2023; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 24 cả nước, tăng 1 bậc.
Tác giả: Thanh Phương
Nguồn tin: congly.vn