Cuộc sống

Trẻ em bị nhiễm chì, giải độc thế nào hiệu quả nhất?

Trước hiện trạng trẻ em phải tiếp xúc với quá nhiều nguồn gây ra nhiễm độc chì, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết phải thải độc chì như thế nào cho hiệu quả?


nhiem doc chi1 1464941946221 9 0 316 600 crop 1464942010100
"Nhiễm độc chì" có thể xem là "từ khóa" được nhiều người tìm kiếm và nhắc đến trong thời gian gần đây. Trước những thông tin đồ uống bị nhiễm chì, nhiều phụ huynh đã thực sự lo lắng.

Một số phụ huynh "mách" nhau về phương pháp bổ sung kẽm, họ cho rằng đây là cách vừa có thể bổ sung kẽm lại có tác dụng thải độc chì theo kiểu "một công đôi việc".

Nhiều phụ huynh khác lại có chung băn khoăn, thực sự việc bổ sung kẽm có thể thải độc chì hay không?

1 ngo doc chi cuc ky nguy hiem voi tre em hay chu y nhung dieu sau de bao ve con em minh 1464792842900
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm độc chì cao nhất và cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhất (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng thiết yếu, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của con người.

Kẽm còn được các chuyên gia gọi với cái tên mỹ miều là "hoa của cuộc sống" hay "nguồn gốc của trí lực" để nhấn mạnh vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển trí tuệ, cuộc sống có "tươi đẹp như hoa" hay không là nhờ một phần ở kẽm.

Kẽm có trong nhiều enzym như carbonic anhydrase, các enzym hô hấp, axit lactic, superoxide dismutase, phosphatase kiềm, ADN và enzyme RNA polymerase…

Kẽm còn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, cải thiện khả năng của vị giác. Khi bị thiếu kẽm, trẻ sẽ bị cảm giác hôi đắng mồm miệng, biếng ăn, chậm tăng trưởng và phát triển tinh thần hơn so với bình thường.

Bổ sung kẽm liên quan gì đến thải độc chì?

nhiem doc chi 3 1464941726840
Một số biểu hiện của nhiễm độc chì (Ảnh Internet)

Chì là một chất độc mạnh, đồng thời có chức năng hạn chế đối với sự hấp thụ canxi, enzym huyết sắc tố, các loại enzym cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng chì trong máu lớn hơn 150g/lít sẽ gây ra một loạt các tổn thương chức năng sinh lý và thần kinh ở trẻ em.

Khi kẽm ở trong protein khi kết hợp với mercapto tạo nên sự ổn định, liên kết với một metallothionein kẽm sẽ kết hợp thành một metallothionein kẽm khác.

Những hợp chất đó khi kết hợp với chì, thủy ngân, cadmium và các kim loại nặng khác sẽ trở thành dạng hợp chất không độc hoặc ít độc tính.

Do đó, nếu bổ sung một lượng kẽm thích hợp có thể có tác dụng hoán đối chất bởi các phản ứng hóa học hoặc giải độc chì ra khỏi cơ thể.

Lạc (đậu phộng) có phải là "đại sứ" trong việc bổ sung kẽm để đào thải chì?

photo1464941801340 1464941801370
Lạc được xem là "vị cứu tinh" trong việc bổ sung kẽm, thải độc chì (Ảnh minh họa)

Lạc có chứa hàm lượng canxi rất cao, trong khi canxi là thành phần chính để cấu thành nên hệ thống xương trên cơ thể người.

Ăn lạc giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khung xương đồng thời giúp tăng chiều cao ở trẻ em.

Protein có trong lạc chứa nhiều axit amin thiết yếu, bao gồm lysine có thể cải thiện trí thông minh, axit glutamic và acid aspartic có thể thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào, tăng cường trí nhớ.

Lạc cũng rất giàu vitamin E, sắt, kẽm và các khoáng chất khác có lợi cho cơ thể.

Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa toàn diện và hiệu quả, có thể bảo vệ các axit béo không bão hòa trên màng tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do, duy trì sự toàn vẹn của màng tế bào.

Ngoài ra, một tác dụng nữa của lạc không thể không kể đến đó là bổ sung kẽm – một thành phần vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ.

Thiếu kẽm có thể khiến trẻ khó cảm nhận được mùi vị khi ăn, gây ra chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Theo các số liệu thống kê của các cơ quan quản lý ở Trung Quốc, có đến một nửa trẻ em nước này rơi vào tình trạng thiếu hụt kẽm.

Điều này chứng tỏ, việc bổ sung kẽm cho trẻ em vẫn chưa được coi trọng, các bậc phụ huynh nên đặc biệt lưu ý về vấn đề này.

*Theo Baike

Tác giả bài viết: Vân Hồng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok