|
Không có caffeine và ít tannin
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có liên quan đến tim đập nhanh, các vấn đề về giấc ngủ và đau đầu. Ngoài ra, trà đỏ có hàm lượng tannin thấp, vì thế không gây trở ngại cho sự hấp thu sắt trong cơ thể. Trà đỏ không chứa axit oxalic không giống như trà đen hoặc trà xanh bởi lượng lớn axit oxalic được biết là làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Uống trà đỏ có lợi cho tim. Trà có tác động tích cực đến huyết áp vì nó ức chế hoạt động của enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE).
Enzyme này làm tăng huyết áp bằng cách làm cho mạch máu co lại. Trà đỏ cũng có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
Giảm nguy cơ ung thư
Trà đỏ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao là aspalathin, luteolin và quercetin. Những chất chống oxy hóa này có thể giúp chống lại các gốc tự do phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các khối u.
Giúp giảm cân
Trà đỏ có lượng calo thấp. Nghiên cứu cho thấy rằng aspalathin, một chất chống oxy hóa hoạt động trong trà đỏ, hỗ trợ trong việc giảm kích thích tố gây kích ứng chất béo và đói, do đó ngăn ngừa béo phì.
Giữ tóc khỏe mạnh
Các nghiên cứu chỉ ra, trà đỏ có tác dụng đáng kể với sự tăng trưởng tóc. Chiết xuất trà cũng có thể được sử dụng trên da do đặc tính chống viêm, kháng khuẩn.
Thúc đẩy sức khỏe của xương
Nghiên cứu cho thấy rằng trà đỏ có nhiều polyphenol khác nhau đã được chứng minh là cải thiện hoạt động của tế bào xương sống (tế bào phát triển thành xương). Sự hiện diện của các flavonoid và luteolin trong trà làm tăng hoạt động ty thể và tăng trưởng xương.
Các tác dụng phụ
Trà đỏ được cho là an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh gan hoặc thận, hoặc đang trải qua một liệu pháp hóa trị liệu thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà.
Tác giả: T.L
Nguồn tin: Báo An ninh Thủ đô