LTS: Một trong những khác biệt trong Kỳ thi Quốc gia 2016 là thay đổi về cụm thi.
Đánh giá công tác coi thi , thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc đã gửi tới tòa soạn bài viết cho rằng công tác coi thi trong cụm thi địa phương như năm vừa qua được tổ chức chưa nghiêm, thiếu tính công bằng.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Trước Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2016 diễn ra, một số nhà giáo, chuyên gia từng đề xuất với Bộ Giáo dục nên thống nhất cả nước chỉ tổ chức cụm thi Đại học (do các trường Đại học chủ trì) ngay tại từng tỉnh, thành.
Bởi lẽ, kỳ thi này đều có nhiều cái chung: chung quy chế, đề thi, thời gian làm bài, cách công nhận tốt nghiệp, đồng thời giảm chi phí và hạn chế những biểu hiện tiêu cực.
Nhưng khi chốt lại phương án tổ chức thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2016, Bộ Giáo dục vẫn để mở, địa phương nào có nhu cầu thành lập cụm thi tốt nghiệp thì cứ việc.
Năm nay, đáng mừng có đến 13 tỉnh, thành (TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Tiền Giang, An Giang, Long An, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh) “dũng cảm” chỉ chọn cụm thi Đại học, không tổ chức cụm thi địa phương.
Số tỉnh này tăng lên hơn 10 tỉnh, thành so với năm 2015 (chỉ có TP.HCM, Đà Nẵng và Bình Dương).
Qua hai năm, so sánh công tác coi thi giữa hai hình thức tổ chức cụm này thấy rõ sự bất thường về số lượng thí sinh vi phạm quy chế thi.
Cụm thi địa phương ít em bị lập biên bản hơn cụm thi Đại học và mặt bằng kiến thức, ý thức của thí sinh ở hai cụm cũng khác biệt rõ rệt.
Nếu tách làm hai, cụm thi Đại học và cụm thi địa phương thì ngay trong suy nghĩ, nhận thức của cấp quản lý giáo dục địa phương, các thầy cô giáo, học sinh và cả phụ huynh cũng đã có những khác biệt.
Đánh giá công tác coi thi , thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc đã gửi tới tòa soạn bài viết cho rằng công tác coi thi trong cụm thi địa phương như năm vừa qua được tổ chức chưa nghiêm, thiếu tính công bằng.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Trước Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2016 diễn ra, một số nhà giáo, chuyên gia từng đề xuất với Bộ Giáo dục nên thống nhất cả nước chỉ tổ chức cụm thi Đại học (do các trường Đại học chủ trì) ngay tại từng tỉnh, thành.
Bởi lẽ, kỳ thi này đều có nhiều cái chung: chung quy chế, đề thi, thời gian làm bài, cách công nhận tốt nghiệp, đồng thời giảm chi phí và hạn chế những biểu hiện tiêu cực.
Nhưng khi chốt lại phương án tổ chức thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2016, Bộ Giáo dục vẫn để mở, địa phương nào có nhu cầu thành lập cụm thi tốt nghiệp thì cứ việc.
Năm nay, đáng mừng có đến 13 tỉnh, thành (TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Phước, Bình Thuận, Tiền Giang, An Giang, Long An, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh) “dũng cảm” chỉ chọn cụm thi Đại học, không tổ chức cụm thi địa phương.
Số tỉnh này tăng lên hơn 10 tỉnh, thành so với năm 2015 (chỉ có TP.HCM, Đà Nẵng và Bình Dương).
Qua hai năm, so sánh công tác coi thi giữa hai hình thức tổ chức cụm này thấy rõ sự bất thường về số lượng thí sinh vi phạm quy chế thi.
Cụm thi địa phương ít em bị lập biên bản hơn cụm thi Đại học và mặt bằng kiến thức, ý thức của thí sinh ở hai cụm cũng khác biệt rõ rệt.
Nếu tách làm hai, cụm thi Đại học và cụm thi địa phương thì ngay trong suy nghĩ, nhận thức của cấp quản lý giáo dục địa phương, các thầy cô giáo, học sinh và cả phụ huynh cũng đã có những khác biệt.
Coi thi ở các cụm thi địa phương "thoáng" hơn cụm thi Đại học (Ảnh: hanoimoi.com.vn).
Công tác coi thi ở cụm thi Đại học được coi thi rất chặt chẽ, nghiêm túc.
Còn ở cụm thi tốt nghiệp địa phương, cán bộ, giám thị sẽ coi thi nhẹ nhàng, dễ dãi hơn vì học sinh chủ yếu là những em có học trung bình, yếu với tư tưởng đỗ tốt nghiệp thôi là đã tốt!
Đánh giá công tác coi thi ở cụm Đại học nhiều giáo viên và học sinh tham gia đều đồng tình rằng:
“Tinh thần, thái độ thi cử ở cụm thi tốt nghiệp địa phương cũng dễ dãi, có nhiều biểu hiện tiêu cực giống như những Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông các năm 2006 trở về trước.
Tại các cụm thi Đại học, các giám thị Đại học coi thi rất nghiêm túc, buộc các giám thị trường phổ thông phải nghiêm túc theo.
Các trường hợp thí sinh vi phạm quy chế nếu bị phát hiện đều bị xử lý, lập biên bản ngay lập tức.
Điều đặc biệt nữa, vì kỳ thi có sự phận loại, chọn lựa nên nhiều thí sinh cụm thi Đại học có ý thức cao về bài làm của mình, hạn chế được tình trạng cho nhau chép bài.”
Với tình trạng coi “thoáng” ở cụm thi địa phương nên kết quả điểm liệt ít, phổ điểm các môn tự luận cao dẫn đến kết quả đỗ tốt nghiệp vượt hẳn cụm thi Đại học là một điều tất lẽ dĩ ngẫu!
Nhiều người coi đây là chuyện khó chấp nhận được, nhiều người lại bảo thời nay chuyện “học tài thi phận” vẫn xảy ra như thường.
Là một người trong cuộc, trực tiếp quản lý và giảng dạy học sinh với 20 năm “nếm trải” đủ cương vị ở Hội đồng coi, chấm thi; tôi không thấy bất ngờ nhiều vì cũng đã dự liệu được trước tình hình khi cho tồn tại hai loại cụm thi này.
Niềm tin về chất lượng các kì thi càng bị lung lay hơn khi sắp tới Bộ có ý định giao toàn bộ công tác coi, chấm thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông cho các Sở Giáo dục lo liệu và chịu trách nhiệm.
Thế mới biết, những đổi mới, quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta nói chung, ngành Giáo dục nói riêng, từ lý thuyết đến thực tiễn để đảm bảo phát huy hiệu quả là gian nan vô cùng.
Lỗi tại ai? Theo tôi, là do tất cả chúng ta không chịu làm đúng. Nói thẳng ra là do chúng ta cứ tìm mọi cách để biện hộ; đổ thừa trách nhiệm vào hệ thống, lãnh đạo; chạy theo bệnh thành tích…
Thiết nghĩ, nếu các năm tới còn tiếp tục tổ chức Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia với mục đích “2 trong 1" thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên “khai tử” hẳn cụm thi địa phương vì việc để tồn tại song song hai cụm thi là hoàn toàn không có ý nghĩa gì.
Cả nước nên tổ chức đồng loạt một loại cụm thi Đại học vừa gọn gàng, đỡ tốn kém vừa đảm bảo tính công bằng, khách quan cho thí sinh, bớt đi những hoài nghi của xã hội về việc coi thi không nghiêm túc.
Tác giả bài viết: Đỗ Tấn Ngọc