Trong tỉnh

Thanh Hóa: Quy hoạch phát triển vật liệu gạch theo hướng bền vững

Nhằm phát triển sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đảm bảo tính bền vững, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên thân thiện với môi trường và thúc đẩy sự phát triển. UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch gạch đất sét nung và gạch không nung giai đoạn 2017 – 2025.

Theo đó, trong giai đoạn trên tiếp tục duy trì và phát huy vượt công suất các cơ sở sản xuất gạch tuynel hiện có phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Định hướng chuyển đổi các cơ sở có công nghệ sử dụng đất đồi, không cho phép phát sinh mới các lò gạch sản xuất bằng công nghệ lò thủ công, lò hoffman, lò thủ công cải tiến. Đặc biệt chấm dứt hoạt động các lò thủ công, lò đứng liên tục và lò hoffman trên toàn tỉnh. Tiếp tục đầu tư xây dựng 3 dự án đã được cấp phép đầu tư năm 2016, năm 2017. Xóa bỏ 3 lò hoffman sản xuất gạch đất sét nung tại Trại Giam T5, huyện Yên Định; phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn; xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc để chuyển đổi sang lò nung tuynel. Ngoài ra, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có khi xóa bỏ lò hoffman và phù hợp định hướng quy hoạch có thể cho phép chuyển đổi sang lò tuynel, công suất mỗi cơ sở từ 30-60 triệu viên/năm.

Tăng cường phát triển gạch không nung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đầu tư các cơ sở sản xuất gạch tuynel lỗ rỗng cao, sử dụng đất đồi tại một số địa phương chưa có nhà máy, để phục vụ vật liệu xây dựng tại địa phương, hạn chế vận chuyển gạch xây từ địa phương khác gây đến hư hỏng đường giao thông, ô nhiễm môi trường, tăng giá thành công trình xây dựng các địa phương như: huyện Như Xuân 1 cơ sở (CSTK – 60 triệu viên/năm); huyện Như Thanh, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Nông Cống mỗi huyện 1 cơ sở (CSTK 20-60 triệu viên/năm). Đầu tư các cơ sở sản xuất gạch nung có độ rỗng cao sử dụng nguyên liệu đất đồi, thay thế các cơ sở sử dụng công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu đất sét ruộng.

Đối với gạch không nung: Tiếp tục đầu tư sản xuất phát huy hết công suất, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng đối với các cơ sở có quy mô công nghiệp hiện có. Đầu tư các cơ sở sản xuất gạch xi măng cốt liệu đã và đang làm thủ tục cấp phép với công suất 239,8 triệu viên/năm. Thu hút đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch không nung tại các địa phương chưa có cơ sở sản xuất. Xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát có chất lượng sản phẩm không đảm bảo quy định; khuyến khích các cơ sở thành lập doanh nghiệp, đầu tư công nghệ tiến tiến vào sản xuất.

Mở rộng, nâng cao công suất tại một số cơ sở sản xuất hiện có tại các huyện với công xuất 100 triệu viên/năm. Phấn đấu đến năm 2025, tổng công suất gạch không nung toàn tỉnh là 1.472,6 triệu viên QTC/năm, trong đó: Gạch xi măng cốt liệu 1.370,6 triệu viên, gạch bê tông bọt 32 triệu viên và gạch bê tông khí chưng áp 70 triệu viên/năm, đủ để đáp ứng nhu cầu VLXS trên địa bàn tỉnh (1.250 triệu viên) phần còn thừa cung ứng các tỉnh lân cận.

Tác giả: Trần Cường

Nguồn tin: Báo Xây dựng

  Từ khóa: gạch , quy hoạch , thanh hóa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok