Vì thế xu hướng sử dụng phân bón hữu là sự lựa chọn thiết yếu, tuy nhiên tại Thanh Hóa mặt hàng chiếm lĩnh thị phần lại là… vô cơ.
Dây chuyền sản xuất hiện đại của Cty Tiến Nông |
Đến hết tháng 10/2017 toàn tỉnh có 30 DNSX phân bón, riêng vô cơ là 21 DN. Tổng sản lượng phân bón NPK tổng hợp hàng năm đạt xấp xỉ 300.000 tấn, trong khi lượng phân bón hữu cơ chỉ đạt khoảng 120.000 tấn. Trên địa bàn có trên 400 sản phẩm phân bón vô cơ, 21 sản phẩm phân bón hữu cơ được công bố hợp quy.
Qua các đợt thanh, kiểm tra đánh giá tình hình, phía đơn vị chức năng kết luận nhiều diện tích nhà xưởng, máy móc thiết bị không đảm bảo, chưa được đầu tư, nâng cấp đồng bộ. Đặc biệt, phần lớn các DN chưa có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng, bấy lâu nay phải ký hợp đồng với các trung tâm.
Ngay cả phân bón hữu cơ cũng chỉ một số ít DN (Cty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông, Cty Minh Tiến, Hàm Rồng, Thần Nông…) đủ tiềm lực áp dụng quy mô lớn, công nghệ cao. Tất cả những yếu tố trên cộng với hàng loạt “kẽ hở” của Nghị định 202 khiến cho thị trường phân bón, đặc biệt là mặt hàng phân bón vô cơ dần trở nên mất kiểm soát.
"Nói có sách mách có chứng", từ năm 2014 đến tháng 9/2017, ngành Công thương đã tiến hành kiểm tra 526 vụ thì phát hiện và xử lý đến 381 vụ, trong đó phân bón giả 11 vụ, phân bón kém chất lượng 14 vụ, phân bón quá hạn sử dụng 15 vụ, vi phạm về SX phân bón không có giấy phép 2 vụ, vi phạm khác 339 vụ. Phạt tiền 2.379,48 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy gần 51 tấn phân bón giả…
Thẳng thắn bày tỏ quan điểm, ông Nguyễn Hồng Phong - TGĐ Cty CP CNN Tiến Nông khẳng định, DN muốn phát triển bền vững thì phải hoạch định chủ trương đúng đắn, phải đổi mới tư duy, công nghệ để làm ra sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn. Những năm qua Tiến Nông luôn kiên định chủ trương “Nông dân giàu có, Việt Nam thịnh vượng”, sản phẩm làm ra đảm bảo, chiếm được lòng tin thì DN chắc chắn thành công.
Tác giả: VK
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam