Trong tỉnh

Sáp nhập thôn khi lòng dân đồng thuận

Sáp nhập thôn nhằm mục đích tinh giản biên chế không chuyên trách, nâng cao chất lượng cán bộ, chất lượng phục vụ, đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa được biết đến là một xã đồng bằng nằm gần trung tâm huyện Hoằng Hóa, có tuyến Quốc lộ 1A và đường 10 chạy qua xã. Diện tích tự nhiên là hơn 372ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 262ha; dân số bình quân lao động khoảng 4.000 khẩu, có 1.243 hộ, chia thành ba khu dân cư, với 10 thôn.

Xã Hoàng Minh có 230 Đảng viên, gồm 14 chi bộ, trong đó có 10 chi bộ nông thôn và 4 chi bộ cơ quan (chi bộ trạm y tế và 3 chi bộ trường học); 10 chi bộ nông thôn gắn với 10 thôn. Hiện nay đang gắn với các tổ chức chính trị xã hội và cán bộ bán chuyên trách.

Trong những năm qua hoạt động của thôn trên địa bàn xã đã đạt kết quả tích cực, các chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả góp phần phát triển sản xuất và xây dựng, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương, phòng chống và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cộng đồng dân cư.

Ông Vũ Văn Hải Chủ tịch UBND xã Hoằng Minh cho biết: "Bên cạnh những thành tích mà Đảng bộ xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa đạt được trong những năm qua trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư góp phần cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn xã, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại đang diễn ra ở các thôn trong xã như:

Công tác tổ chức hoạt động của thôn cũng còn nhiều bất cập; quy mô thôn nhỏ, làm phát sinh tổ chức, tạo nhiều đầu mối, tăng số lượng hoạt động không chuyên trách, áp lực chia ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của chi bộ, chi hội, đoàn thể, nhiều hoạt động của làng văn hóa chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới".

Từ thực tế trên, việc sáp nhập thôn để thành lập thôn mới trên địa bàn Hoằng Minh là phù hợp với thực tiễn ở địa phương góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý của chính quyền cấp xã. Tinh ngọn bộ máy, giảm số lượng, đồng thời tạo ra sự gắn bó, củng cố sức mạnh, tăng cường đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội từ cộng đồng dân cư.

Xem xét những khoảng cách về địa lý, diện tích của từng thôn, và những nét tương đồng về văn hóa của từng thôn, lãnh đạo UBND xã Hoằng Minh đã đưa ra phương án cụ thể trong việc sáp nhập thôn:

Thôn 1,2,3 sáp nhập lại với nhau với tổng số 441 hộ; 1.427 khẩu với diện tích cả thôn là 77,92ha để thành lập thôn mới là thôn Nội Tý. Sáp nhập thôn 4,5,6 thành lập thôn mới tên là thôn Cự Đà, thôn có tổng số 403 hộ; 1.283 khẩu với diện tích 63,88ha. Sáp nhập thôn 7,8,9,10 để thành lập thôn mới gọi là thôn Mỹ Đà với tổng số 409 hộ; 1.605 khẩu với diện tích hơn 74ha.

Việc sáp nhập lại các thôn trên nhằm mục đích tinh giảm cán bộ không chuyên trách, giảm các chi hội cấp thôn, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ cấp thôn, đầu tư cơ sở vật chất văn hóa đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân với điều kiện tốt nhất trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Để làm được những vấn đề trên cần sự đồng lòng nhất chí cao của cán bộ, chi bộ Đảng cấp thôn các chi hội đoàn thể, cùng toàn thể nhân nhân trên địa bàn xã Hoằng Minh.

Tác giả: Lê Thanh

Nguồn tin: Thời Báo Doanh nhân

  Từ khóa: Sáp nhập thôn , thanh hóa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok