Địa điểm diễn ra phiên chợ Chuộng là một bãi đất nằm bên sông Hoàng, thuộc xóm Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dân gian có câu: “Chết bỏ con, bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng”.
Tương truyền, chợ Chuộng có lịch sử hơn 800 năm, từ thời Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Lúc bây giờ, một vị tướng của Lê Lợi khi dẫn quân qua thôn Giang, xã Đông Hoàng (huyện Đông Sơn) thì bị địch phát hiện, bao vây. Nhân dân trong vùng cùng nghĩa quân Lam Sơn nghĩ ra mưu kế cho binh sĩ đóng giả dân thường tổ chức họp chợ bên bãi sông (nay là chợ Chuộng) để đánh lừa quân giặc.
Để không bị giặc phát hiện, người dân đã ngụy trang, cất giấu vũ khí trong những gánh hàng hóa và tổ chức họp chợ bình thường. Khi quân giặc có phần chủ quan, vua phát lệnh, người dân dùng vũ khí giấu sẵn tấn công khiến quân giặc không kịp trở tay.
Từ đó, để tưởng nhớ công lao của vị vua này, hàng năm cứ đến mùng 6 Tết Nguyên đán, người dân trong vùng và du khách từ khắp nơi gác mọi việc để trở về bãi đất bên sông Hoàng tổ chức họp chợ Chuộng để được sống lại hào khí của nghĩa quân năm xưa. Đồng thời, theo quan niệm của người dân và du khách thì đây còn là dịp để cầu mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến trong năm mới.
Đến hẹn lại lên, cứ đúng ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm, người dân và du khách từ khắp nơi lại tấp nập về chợ Chuộng xem những màn ném cà chua, hay đánh nhau “nảy lửa”...để cầu may. |
Phiên chợ diễn ra trên một bãi đất trống bên sông Hoàng. Đặc biệt, phiên chợ mỗi năm chỉ họp đúng một lần duy nhất. |
Theo quan niệm, mua muối đầu năm mới sẽ đem lại nhiều điều may mắn trong năm nên người dân chọn mua cho mình những bao muối về nhà. |
Cũng theo quan niệm của người dân địa phương, đây là phiên chợ "mua may, bán rủi". Hơn nữa, sau những ngày Tết bận rộn, đây là thời điểm người dân đi chợ mua những thực phẩm tươi sống về làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên và đãi khách. |
Hầu hết những món hàng bày bán tại chợ là "cây nhà lá vườn". |
Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là những nông sản đặc trưng của vùng và những món ăn dân gian truyền thống. Trong số đó phải kể đến cà chua, một loại hàng hóa đặc biệt được bán rất nhiều tại phiên chợ để làm... “vũ khí” ném nhau. Những người bán hàng thường sắp cà chua sẵn vào từng túi nilon để phục vụ nhu cầu của người mua. |
Những bịch cà chua sẵn sàng để...ném nhau. |
Mỗi lần có người đi qua, đặc biệt là các bạn nữ là màn "mưa cà chua" diễn ra, nhắm thẳng vào người. Với nhiều người, bị ném cà chua vào người sẽ nhận được may mắn trong năm mới. Điều đặc biệt của phiên chợ này là năm nào phiên chợ có... đánh nhau càng to thì năm đó nhân dân trong vùng sẽ càng gặp nhiều may mắn. |
Những màn rượt đuổi nhau "nảy lửa" để ném cà chua cầu may tại chợ Chuộng. |
Thậm chí nhiều người còn bóp cà chua bể ra rồi bôi vào đầu bất cứ người nào đi qua. |
Một bạn nữ vừa "nhận" hàng chục quả cà chua vào người vẫn tươi cười. |
|
Không chỉ các nam thanh niên mà nhiều bạn nữ cũng hào hứng với màn ném cà chua. |
Nhiều bạn chọn đi sát bờ sông nhưng vẫn không tránh khỏi bị ném cà chua vào người. |
Để đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng Công an huyện và Công an xã đã được bố trí tại phiên chợ. Công an tiến hành thu giữ những món đồ chơi bạo lực tại phiên chợ. |
Dịch vụ vận chuyển người qua sông bằng đò cũng nở rộ. Mỗi lượt qua sông bằng đò có giá 5.000 đồng/người. |
Tác giả: Duy Tuyên
Nguồn tin: Báo Dân trí