Trong tỉnh

Khó khăn về vốn đầu tư nâng cấp các tuyến đê, hồ đập trên địa bàn

Huyện Tĩnh Gia đã xây dựng kế hoạch, triển khai công tác PCTT&TKCN năm 2018 trên địa bàn. Trong đó, chú trọng xây dựng, triển khai phương án di dân vùng bị ảnh hưởng do mưa bão; tuần tra, canh gác đê; phương án bảo đảm an toàn cho tàu cá và ngư dân khai thác hải sản trên biển...

Thực tế những năm gần đây trên địa bàn huyện có 18 xã bị ảnh hưởng bởi triều cường khi có bão lũ xảy ra. Số hộ cần sơ tán trong phạm vi 200 m bờ biển là 2.726 hộ, tương ứng 12.398 khẩu; cách bờ biển 200 đến 500 m là 4.608 hộ, tương ứng 18.857 khẩu; số hộ cần sơ tán ở vùng thấp, ngập lụt là 3.745 hộ, tương ứng 15.718 nhân khẩu...

Ngoài ra, trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, nhiều tuyến đê, hồ đập trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng nâng cấp, góp phần bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, sử dụng các công trình, nhất là do ảnh hưởng của mưa bão, nên hiện có 11 công trình trên địa bàn đã xuống cấp, có nguy cơ cao mất an toàn trong mùa mưa bão, như: Đê bao bờ biển xã Hải Thượng – xã Hải Hòa bị sạt, lở, vỡ đê do ảnh hưởng của mưa, lũ tháng 10 – 2017; đê hữu sông Thị Long tại xã Thanh Sơn, đê hữu sông Thị Long tại xã Anh Sơn...; một số hồ đập nhỏ trên địa bàn cũng đã bị hư hỏng, xuống cấp...

Nhưng hiện tại địa phương đang gặp khó khăn về nguồn vốn để đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đê, hồ đập đã hư hỏng, xuống cấp nhằm bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.

Tác giả: Hồ Đình Tùng (Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa điện tử

  Từ khóa: hồ đập , đầu tư , thanh hóa

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok