Đó là những con số khá ấn tượng được báo cáo tại Hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 và đề án Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng các giải pháp như: Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân...
Kết quả năm 2018, năm 2018, các địa phương trong tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 596 km, nâng cấp cải tạo 5.784km đường giao thông nông thôn; xây dựng mới 96 công trình thủy lợi, 413km kênh mương; 1.581 phòng học các cấp; 406 đường dây hạ thế, 126 trạm biến áp; 122 trung tâm văn hóa, thể thao xã, 359 nhà văn hóa thôn; 46 chợ nông thôn; 71 trạm y tế xã; 75 công trình công sở xã; 1.551 công trình cấp nước sinh hoạt; xây dựng 102 công trình bãi chứa rác thải tập trung; xây dựng mới và chỉnh trang 22.053 nhà ở dân cư. Thu hút được 113 doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thanh Hóa đã được Trung ương lựa chọn là một trong các tỉnh chỉ đạo điểm; Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch thực hiện làm cơ sở cho các địa phương lựa chọn sản phẩm để triển khai thực hiện.
Toàn cảnh hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 |
Tính đến 31/12/2018, toàn tỉnh có 01 huyện, 284 xã, 730 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) , trong đó có 527 thôn, bản miền núi; bình quân toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã (tăng 43 xã, 188 thôn và 01 tiêu chí bình quân so với năm 2017), không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Tổng huy động nguồn lực trong chương trình xây dựng NTM năm 2018 đạt 7.340,654 tỷ đồng, trong đó: Vốn huy động từ cộng đồng dân cư: 1.075,845 tỷ đồng, chiếm 14,7%.
Các đại biểu tham dự Hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019. |
Các đại biểu tham dự Hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019.
Bên cạnh những việc đã làm được, các đại biểu tham dự hội nghị cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại hạn chế trong thực hiện CTMTQG xây dựng NTM tại Thanh Hóa như: tiến độ triển khai tại một số địa phương chậm, chất lượng giữa các vùng miền chưa đều, một số huyện, thị trong năm chưa có xã nào được công nhận đạt chuẩn. Đáng chú ý là công tác giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn ở nhiều xã sau đạt chuẩn chưa được quan tâm đúng mức và chưa duy trì thường xuyên, để xảy ra tình trạng tái ô nhiễm.
|
Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa, ngoài huyện Quảng Xương và Đông Sơn, phấn đấu có 01 huyện, 41 xã đạt chuẩn NTM, bình quân toàn tỉnh đạt 16,7 tiêu chí/xã; mỗi huyện miền núi có từ 3-5 thôn, bản đạt chuẩn NTM; có thêm 3 thôn NTM kiểu mẫu; 10-15 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 1-2 xã NTM kiểu mẫu; Hoàn thành xây dựng hệ thống quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ tỉnh đến huyện, xã.
Để đạt được mục tiêu, phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để thực hiện tốt phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM, xây dựng đô thị văn minh”; nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; cần chỉ đạo quyết liệt để tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp; nâng cao trách nhiệm công tác thẩm tra, thẩm định huyện, xã đạt chuẩn NTM, đảm bảo đúng chất lượng, không chạy theo thành tích; đa dạng hóa các nguồn vốn để xây dựng NTM, kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo niềm tin, sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Tác giả: Quang Duy
Nguồn tin: Báo Công luận