Thầy giáo Nguyễn Đình Hùng, Phó hiệu trưởng THCS Huồi Tụ cho biết, Huồi Tụ là xã biên giới của huyện miền núi Kỳ Sơn (giáp với nước bạn Lào). Nơi đây có độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển. Huồi Tụ còn là vùng có khí hậu đặc thù, quanh năm mây mù bao phủ, mùa đông có khi xuống dưới -3°C.
Để có nước sinh hoạt, hàng trăm giáo viên, học sinh Trường THCS Huồi Tụ (huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An) đã phải khoét núi, băng rừng để xây dựng đường ống. |
Do địa hình núi cao, độ dốc lớn, lại nằm trên đỉnh núi nên nguồn nước phục vụ sinh hoạt vô cùng khó khăn. Trường THCS Huồi Tụ đóng tại bản trung tâm của xã, có 11 lớp học với 336 học sinh, trong đó có 221 học sinh ăn, ở bán trú tại trường.
Nhiều năm nay, nước trở thành nỗi ám ảnh thường trực của thầy và trò. Mùa đông cũng như mùa hè, cán bộ giáo viên ngoài giờ lên lớp lại tay can, tay thùng đi lấy nước (có khi phải đi vài ba cây số).
Mờ sáng, trong cái lạnh cắt da cắt thịt, từng đoàn học sinh bán trú lại lục tục kéo nhau đi lấy nước để phục vụ nấu ăn cho bếp ăn bán trú.
Mỗi buổi chiều, nếu đi qua Huồi Tụ đều thấy hình ảnh quen thuộc là từng tốp học sinh tay xách can, thùng đi tìm nguồn nước để sinh hoạt.
Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng nước là nỗi lo lớn nhất. Giá mỗi m³ nước lên đến 100.000 đồng, với đồng lương giáo viên thì không thể kham nổi. Vì thế, nhà trường vừa huy động hàng trăm giáo viên, học sinh cùng nhau khoét núi, xây dựng và lắp đặt đường ống dẫn nước về tận khu nội trú để tiện cho việc sinh hoạt.
Một số hình ảnh giáo viên, học sinh trường THCS Huồi Tụ ắp đặt đường ổng dẫn nước từ khe suối về khu nội trú do phóng viên VTC News ghi lại:
Thầy trò vất vả khoét núi để đặt đường ống dẫn nước. |
|
Ống nước bằng cao su đang được thầy trò trường THCS Huồi Tụ lắp đặt. |
Các học sinh nữ cũng tích cực tham gia. |
Khu nội trú nằm ở vị trí cao và dốc. |
Nhiều đoạn đường ống đi qua lắp đặt rất phức tạp. |
Ban giám hiệu cũng xắn tay lao động. |
Tác giả: PHAN SÁNG
Nguồn tin: Báo VTC NEWS