Theo tìm hiểu của Phóng viên Báo Tài nguyên & Môi trường, ngày 21/11/2018, Chủ tịch UBND huyện Hà Trung có Quyết định số 4998/QĐ-UBND về việc Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Nâng cấp, cải tạo đê tả Hón Bông, xã Hà Sơn, đoạn từ K0- K3. Mục tiêu của dự án là mở rộng, tôn cao, gia cố mặt đê để đảm bảo cao trình chống lũ để ổn định chân đê. Đảm bảo tài sản và tính mạng cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra. Cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão
Mặc dù là mỏ đá pha lẫn đất của mỏ đá Thanh Thanh Tùng, nhưng nhà thầu thi công vẫn lấy đất về đắp cho dự án đê Hón Bông |
Quy mô và giải pháp kỹ thuật, là công trình đê cấp IV, chiều dài thiết kế 2772,4 mét, cao trình đê (+8,5m), chiểu rộng nền đê Bnền = 5,0m, tần suất mực nước lũ P=5%,. Bề rộng mặt đê từ đoạn K0- K908,6m và đoạn K1+290,4- K1+373,1 gia cố bằng BT M250 dày 16 cm, dưới lót một lớp ni lông tái sinh và lớp CPDĐ loại 2 dày 15 cm, dọc theo chuyến chiều dài tuyến đê cứ 7.5 m cắt một khe lún sâu 15cm, những đoạn còn lại gia cố bằng lớp CPDĐ loại 2 dày 15 cm, lề đắp đất bằng đầm cóc, đảm bảo độ chặt yêu cầu K 95 trở lên, mái đê được trồng cỏ chống xói lở
Mặc dù là mỏ đá pha lẫn đất của mỏ đá Thanh Thanh Tùng, nhưng nhà thầu thi công vẫn lấy đất về đắp cho dự án đê Hón Bông |
Tổng dự toán công trình hơn 7 tỷ đồng từ vốn ngân sách tỉnh đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt chủ trương sửa chữa, cải tạo các công trình thuộc nguồn cải tạo các công trình thuộc nguồn vốn an toàn hồ đập. Dự án do UBND huyện Hà Trung làm chủ đầu tư.
Theo thiết kế thi công, đất đắp đê phải là đất K95 trở lên, lấy tại mỏ đất núi Phú Nham xã Hà Ninh. Tuy nhiên, trong quá trình thi công dự án, đơn vị thi công đã không lấy đất tại núi Phú Nham mà lấy đất lộn đá tạp nham tại mỏ đá của Công ty Thanh Thanh Tùng ngay tại xã Hà Sơn.
Xe chở đất không được che chắn gì vẫn “vô tư” chạy ngoài đường Quốc lộ và Khu dân cư |
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Văn H, người dân thôn Cẩm Sơn, xã Hà Sơn bức xúc cho biết: Đê Hón Bông, là nơi cấp nước tưới tiêu cho hàng trăm hec-ta lua cùng rau màu của xã, những năm nước lũ lên cao cũng thường xuyên có nguy cơ vỡ đê. Nhưng người dân chúng tôi thấy đơn vị thi công họ đổ đá thải có những viên to bằng cái thúng, đất đá này lại xốp nữa, thì nếu có nước lũ về thì đê này chịu làm sao được. Với lại từ khi đơn vị thi công làm đê, xe chở đất, đá chạy ầm ầm cả ngày mà họ chẳng hề che chắn gì, đất đá rơi vãi lung tung gây ô nhiễm môi trường.
Sau đó về đổ tại đê Hón Bông, mặc dù đất đá này không phải là đất K95 theo như thiết kế |
Có mặt tại đê Hón Bông, chúng tôi ghi nhận hàng chục xe tải nối đuôi nhau chạy về mỏ đá của Công ty Thanh Thanh Tùng, chỉ một lúc buổi sáng, những xe 36C 19292 36C 14634, 36C 07862…nối duôi nhau chở đất về đắp đê. Nhưng đất ở đây không có xe nào là đất K95, mà chỉ là những đất, đá tạp nham hỗn hợp, loại đất này mềm và tơi xốp. Theo tính toán của chúng tôi, từ đê Hón Bông đi đến mỏ đất núi Phú Nham khoảng 15 km, nhưng đến mỏ điểm lấy đất tại mỏ đá của Công ty Thanh Thanh Tùng chỉ khoảng hơn 3 km. Như vậy việc lấy đất tại mỏ đá của Công ty Thanh Thanh Tùng khoảng cách vận chuyển sẽ gần hơn khoảng 12 km, khối lượng vận chuyển lại được nhiều hơn.
Theo thiết kế kỹ thuật thì đê Hón Bông phải được đắp bằng đất K95 hoặc hơn |
Trao đổi với Phóng viên Báo Tài nguyên & Môi trường, ông Phạm Hưng Long, Trưởng ban Quản lý dự án huyện Hà Trung cho biết: Dự án Nâng cấp, cải tạo đê tả Hón Bông do Công ty Hàn Lê (có địa chỉ tại Hà Nội) thi công. Trong thiết kế, dự án nâng cấp đê Hón Bông đất đắp đê được lấy từ mỏ đất núi Phú Nham. Hôm vừa rồi Ban có lên kiểm tra thì việc Công ty Hàn Lê có lấy đất từ mỏ đá Thanh Thanh Tùng để đắp đê là đúng, nhưng cũng chỉ mới ít xe thôi. Khi được hỏi: Sau khi phát phát hiện việc đó, Ban có lập Biên bản không, thì ông Long nói: Do mới vi phạm lần đầu nên Ban chỉ nhắc nhở chứ không lập Biên bản hay xử lý gì.
Tác giả: Tuyết Trang
Nguồn tin: Báo Tài nguyên và Môi trường