TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho biết trong tình hình này muốn đổi mới cán bộ quản lí giáo dục thì cơ chế quản lí và đội ngũ cán bộ quản lí phải được đồng bộ với nhau, đây là hai khâu phải đi trước một bước.
Nếu giáo dục không có những người giỏi trực tiếp thi công những ý tưởng đổi mới giáo dục ở các nhà trường thì không thành công.
Trước nay chúng ta có quan niệm chủ trương đúng, phổ biến từ cấp trên xuống cấp dưới, cấp dưới rồi đến giáo viên là thành công, điều này không còn đúng với hiện tại.
Quan trọng hơn, hiện nay mỗi một cấp quản lí phải rõ vị trí, vai trò của mình, không ai được làm thay ai. Do đó, việc từ trước đến nay có sự lẫn lộn trong phân cấp, không rõ trách nhiệm, ngành giáo dục bị kêu nhiều là ở chỗ này.
“Sản phẩm về chính sách thì cấp trên phải chịu trách nhiệm, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm, nhưng chất lượng giáo dục làm đến đâu thì chỉ có cấp cơ sở phải chịu trách nhiệm. Tính chất chuyên nghiệp thể hiện ở chỗ này” TS. Tùng Lâm cho biết.
Nếu giáo dục không có những người giỏi trực tiếp thi công những ý tưởng đổi mới giáo dục ở các nhà trường thì không thành công.
Trước nay chúng ta có quan niệm chủ trương đúng, phổ biến từ cấp trên xuống cấp dưới, cấp dưới rồi đến giáo viên là thành công, điều này không còn đúng với hiện tại.
Quan trọng hơn, hiện nay mỗi một cấp quản lí phải rõ vị trí, vai trò của mình, không ai được làm thay ai. Do đó, việc từ trước đến nay có sự lẫn lộn trong phân cấp, không rõ trách nhiệm, ngành giáo dục bị kêu nhiều là ở chỗ này.
“Sản phẩm về chính sách thì cấp trên phải chịu trách nhiệm, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm, nhưng chất lượng giáo dục làm đến đâu thì chỉ có cấp cơ sở phải chịu trách nhiệm. Tính chất chuyên nghiệp thể hiện ở chỗ này” TS. Tùng Lâm cho biết.
TS. Nguyễn Tùng Lâm. Ảnh Xuân Trung
Câu chuyện đổi mới cán bộ quản lí giáo dục ở đây được phân thành hai vấn đề. Thứ nhất, phải bàn rõ cơ chế quản lí của ngành giáo dục cho tường minh. Nếu có đội ngũ quản lí chọn lọc mà không có cơ chế trách nhiệm rõ ràng và đánh giá kết quả thì cũng không thành công.
Nhưng có cơ chế rồi và không có người thực hiện cơ chế đó thì cũng không xong. Vậy cơ chế nhìn theo hướng nào?
Thứ nhất, giáo dục phải được quản lí theo quy luật tích cực của kinh tế thị trường; phải tạo cho cơ sở giáo dục tạo ra được giá trị, các cấp quản lí phải tạo ra được giá trị đó, chứ không phải cái gì chung chugn, ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua. Khách hàng là cha mẹ học sinh phải là thượng đế thực sự.
Không để giáo dục theo kiểu ban phát, giáo dục sinh ra là để đáp ứng nhu cầu người dân, phục vụ người dân.
“Chính người dân phải được lựa chọng dịch vụ giáo dục phù hợp, không ai ép buộc ai cả. Phải có cơ chế thị trường hết sức linh động để tạo ra giá trị, chứ không phải ông Bộ trưởng tạo ra giá trị.
Người tạo ra chất lượng giáo dục, tạo ra nhân cách học sinh, thầy cô giáo là cán bộ quản lí giáo dục” TS. Tùng Lâm nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội, sản phẩm giáo dục là nhân cách.
Vấn đề thứ hai, theo TS. Tùng Lâm là dân chủ và tự chủ trong giáo dục. Nghị quyết 29 đã nói rõ điều này. Hiện nay mới đặt vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường đại học, quan điểm của TS. Tùng Lâm quyền tự chủ phải được trao từ cấp mầm non trở lên.
Thứ ba, phải tập trung cho chất lượng. Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, tất cả phải giải đáp được khâu chất lượng giáo dục. Hiện nay căn bệnh thành tích chủ nghĩa đang làm giáo dục mất đi tính trung thực, xã hội đang nghĩ giáo dục không có gì là thật. Do đó, mỗi nhà trường phải là một thương hiệu.
“Giáo dục mà đẩy đến được có tính chất văn hóa thì đó mới là giáo dục bền vững. Mỗi một nhà trường có một văn hóa riêng, theo đuổi văn hóa đó. Ví dụ trường THPT Đinh Tiên Hoàng theo đuổi văn hóa là giúp đỡ học sinh yếu kém, nhưng đây là môi trường cho các nhà giáo tâm huyết, sáng tạo, thành công trong sự nghiệp của mình.
Mỗi nhà trường cần có những bước đi khác nhau, từ những giá trị phải biết tổ chức cho mọi người hành động, nhưng hành động theo cách riêng của mỗi người” TS. Lâm cho biết.
Trong thời đại này, đối với cán bộ quản lí giáo dục phải đáp ứng được các yêu cầu: Thứ nhất, phải nhận thức được sản phẩm của cán bộ quản lí là nhân cách của học trò, và nhân cách của giáo viên. Cán bộ không chỉ là nhà quản lí, nhà lãnh đạo, nhưng trước hết phải là nhà sư phạm.
“Hiện nay chúng ta có chọn được nhà quản lí, nhà sư phạm nhưng chưa rõ được vai trò của họ. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn, khích lệ người khác, nhưng nhà sư phạm phải biết tìm ra cách để tác động làm cho con người phát triển” TS. Lâm nói.
Thứ hai, vấn đề huấn luyện, bồi dưỡng. Chính những nhà quản lí phải là người tự học, tự rút kinh nghiệm, tự đưa ra các chương trình để giải quyết. Tự học để vận dụng chứ không để có mớ lý thuyết lấy bằng cấp.
Thứ ba, cán bộ phải được chọn lọc bằng thực tiễn. Theo ý tưởng của TS. Nguyễn Tùng Lâm, nên có cơ chế bầu cho những người giáo viên đi tìm người lãnh đạo của học, chứ không phải là ý chí từ trên xuống.
Tác giả bài viết: Xuân Trung