Những ai không nên dùng bột sắn dây
Trẻ em
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, đối với trẻ em, bột sắn dây là dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi.
Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.
Ngoài ra những nhóm người này cũng không nên dùng bột sắn dây:
- Người thuộc thể hàn thấp mức độ nặng không nên dùng bột bột sắn dây.
- Những người mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm gan mạn tính, viêm tụy mạn tính… thuộc thể hư hàn thì cũng cần thận trọng khi dùng.
Đừng uống bột sắn dây nếu bạn là một trong những nhóm người này. |
Những lưu ý khi dùng bột sắn dây
Không ăn quá nhiều
Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và chỉ nên cho 1 chút đường.
Không nên ướp bột sắn với hoa bưởi
Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.
Pha quá nhiều đường
Nếu dùng bột sắn dây giải rượu, bạn nên pha thêm một chút muối cho dễ uống, trường hợp uống đường thì chỉ nên pha vừa đủ ngọt man mát, vì bột sắn dây pha thêm nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe.
Tác giả: Như Quỳnh (T/h)
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn