Du lịch

Bún Song Thằn - Đặc sản Bình Định ăn là nhớ

Sở dĩ có tên gọi “Song Thằn” vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một.

Ảnh sưu tầm./https://dulich.petrotimes.vn

Được làm bằng đậu xanh, nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao, được sản xuất ở vùng An Thái (Nhơn Phúc – An Nhơn). Sở dĩ có tên gọi “Song Thằn” vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một. Tương truyền, các vua triều Nguyễn thường triệu thợ bún An Thái ra kinh đô Huế làm, nhưng không thành công vì không có nước sông Kôn, cho nên còn có tên gọi là bún “sông thần”.

Điều tạo nên sự khác biệt cho bún song thằn so với các loại bún phổ biến khác đó là sợi bún được làm từ bột đậu xanh thay vì bột gạo hay bột mì. Chính vì thế mà món bún đặc sản của bình định này có hương vị thơm ngon độc nhất và mang giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên phải mất đến 5kg đậu xanh mới cho ra thành phẩm 1kg bún, ấy vậy mà giá thành trên thị trường có phần hơi cao.

Bún Song Thằn không chỉ đòi hỏi quá trình chế biến công phu mà lúc đem bún đi phơi cũng yêu cầu sự tỉ mỉ và độ chính xác. Nơi để phơi bún phải là bãi cát dọc sông Côn và phải dưới trời nắng và gió nhẹ. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để làm bún là từ Tháng 3 đến Tháng 6. Và chỉ khi được phơi dưới ánh nắng sông Côn, thì mới cho ra đời được sợi bún trắng sáng, dai ngon đậm đà.

Ảnh sưu tầm./https://dulich.petrotimes.vn

Bún song thằn có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: bún ăn kèm với các loại nước dùng nấu từ thịt bò, thịt heo hay tôm, hoặc chế biến thành món bún xào. Do được làm từ đậu xanh nên sợi bún có độ dai, khi chế biến không bị bỡ. Dù được chế biến bằng phương pháp gì đi chăng nữa thì đặc sản bình định bún song thằn vẫn mang đến một hương vị thơm ngon khó tả sẵn sàng làm hài lòng ngay cả những thực khách khó tính nhất.


Tác giả: Đồng Hoa (T/h)

Nguồn tin: petrotimes.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok