Những loại thực phẩm này đều rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng việc ăn chúng vô tội vạ có thể gây hại tới gan của bạn từ bên trong. Bởi vậy, hãy cân nhắc và sử dụng đúng cách những thực phẩm này:
Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ cũng nằm trong danh sách thực phẩm cần hạn chế ăn để tránh việc gây hại cho gan. Hàm lượng protein cao, khi cơ thể khỏe mạnh thì nó có thể phá vỡ các protein một cách dễ dàng, còn đối với người có chức năng gan yếu thì sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa protein, ảnh hưởng đến não bộ, khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt.
Thức ăn nhanh: Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, các loại thực phẩm chiên rán, xào bằng dầu mỡ tái chế như quẩy, bánh rán, mì tôm… có chứa nhiều chất béo, muối và đường có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.
Măng tươi: Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao (Ảnh minh họa) |
Gừng: Gừng là thực phẩm rất tốt đối với mọi người, nhưng do gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.
Tôm: Tôm chứa hàm lượng cholesterol cao, gây nên các phản ứng tiêu cực đối với người mắc bệnh về gan, nhất là viêm gan thì mức độ càng nghiêm trọng hơn.
Tỏi: Chất volatile trong tỏi nó làm ảnh hưởng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Từ đó có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu và gây bất lợi cho những người mắc bệnh viêm gan.
Muối: Loại gia vị muối được sử dụng phổ biến trong các gian bếp của gia đình Việt, tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối cũng không tốt. Đây sẽ là nguyên nhân làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Chất ngọt nhân tạo: Aspartame, Splenda NutraSweet, Equal... đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.
Rau quả đóng hộp: Rau quả đóng hộp chứa rất nhiều chất bảo quản, nó tương tự như các loại đồ ăn đóng hộp khác, có ảnh hưởng tiêu cực đối với chức năng của gan.
Người có bệnh gan mạn tính cần làm gì để bảo vệ gan?
Người bệnh gan mạn tính cần xây dựng chế độ ăn và tập luyện hợp lý dưới chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều không có lợi đối với người bệnh gan, vì vậy khi lên kế hoạch về dinh dưỡng cho người bệnh cần đặc biệt chú ý.
Người bệnh gan mạn tính cần xây dựng chế độ ăn và tập luyện hợp lý dưới chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa (Ảnh minh họa) |
Cần có chế độ ăn bảo đảm cung cấp đủ năng lượng 35-40 kcalo/kg/ngày; cung cấp đủ chất đạm 1,2-1,5g/kg/ngày; Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa (4-6 bữa/ngày, lưu ý bữa tối trước ngủ chỉ ăn 200-300 calo).
Người mắc bệnh gan mạn tính cần có chế độ ăn tăng đạm và đường, hạn chế chất mỡ. Tăng cường vitamin và chất khoáng bằng rau xanh và hoa quả tươi. Loại bỏ hoàn toàn rượu, thuốc lá… Không nên hoạt động sau bữa ăn bởi sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Mỗi ngày cần ngủ đủ ít nhất là 8 giờ.
Tác giả: Phong Anh (Tổng Hợp)
Nguồn tin: nguoiduatin.vn