Trước đó, trưa ngày 24/3, tài khoản Facebook mang tên Trần Thu Hồng (trú tại TX. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) đăng tải nội dung thông tin và hình ảnh lợn chết nằm la liệt từ ngoài sân vào trong nhà.
Hình ảnh heo chết nằm la liệt do trang Facebook Trần Thu Hồng chia sẻ.
Nội dung bài viết là: “Cảnh báo Gia Nghĩa mình khi mua thịt lợn nha. Người quen làm bên kiểm dịch mới bắt ổ dịch ở Đăkmin hơn 800 con chôn rồi mà bọn gian thương đào lên mổ xẻ để bán đấy.
Lâu nay ai báo chia sẻ dịch sán lợn là bọn phản động hại dân nuôi lợn thì xem lại nha. Không phải cứ cầm miếng thịt tươi trên tay là an toàn đâu, hãy hết sức cẩn trọng trong mùa dịch này.
Rất thông cảm cho nhà nuôi lợn sạch, nhưng đã ra tới chợ chẳng ai dám chắc miếng nào là của con lợn khỏe cả. Thật khủng khiếp, chết dịch còn đào lên nhập bán cho người dân.”
Ngay sau khi nhận được phản ánh về nội dung bài viết trên mạng xã hội, một lãnh đạo UBND huyện Đắk Mil (Đắk Nông) khẳng định trên địa bàn không xuất hiện ổ lợn dịch nào như thông tin; thông tin trên hoàn toàn không đúng sự thật, dễ gây hiểu nhầm và ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi của địa phương cũng như khu vực Tây Nguyên.
Đến chiều tối, chủ nhân trang Facebook đã gỡ bài viết xuống đồng thời cải chính thông tin
Đến chiều cùng ngày, trang Facebook Trần Thu Hồng đã gỡ bỏ toàn bộ những thông tin trên do nhận được ý kiến trái chiều của nhiều người. Đến chiều tối, chủ nhân trang Facebook Trần Thu Hồng đã đăng thông tin đính chính rằng ở Đắk Nông chưa có ổ dịch lợn nào; bản thân mình đã chia sẻ thông tin "nhầm lẫn".
Sáng ngày 25/3, hoang tin trên tiếp tục được một số trang Facebook tại Đắk Lắk sao chép và chia sẻ gây hoang mang trong dư luận.
Lực lượng chức năng đang tiếp tục xử lý vụ việc này.
Tác giả: Dương Phong
Nguồn tin: Báo Dân trí