Trong tỉnh

Xã Thanh Quân – Hành trình tìm no ấm

Có mặt tại xã Thanh Quân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) khi những học sinh trường THCS và THPT Như Xuân vừa vào lớp, khi những người nông dân vai mang tải, tay vác cuốc ra đồng ruộng, chúng tôi - những thanh niên tình nguyện biết hành trình mới của mình đã chính thức bắt đầu.

Một hành trình tình nghĩa mới

Thanh Quân - một xã còn nghèo nằm lọt giữa thung lũng cằn cỗi phía Tây Nam huyện Như Xuân, Thanh Hóa mới tháng 10 trước đó phải hứng chịu một trận lở đất nghiêm trọng mang đi toàn bộ số tài sản ít ỏi của 2 gia đình cùng với mùa màng của hàng chục hộ dân khác.

Một góc tụ cư trong nắng mới của người Thái

Thanh Quân - cái tên hoàn toàn xa lạ với phần lớn sinh viên miền Bắc - là điểm dừng, nơi dung dưỡng bước chân nhóm tình nguyện chúng tôi - đội SVTN Bước Xanh, Khoa Viết văn – Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Nhóm tình nguyện chụp ảnh kỉ yếu trước giờ xuất phát

12 thôn, 1188 mái lá cũng là 1188 hộ gia đình quần tụ bên nhau dưới những chân núi cao, ven suối, chân đồi. Đâu đó, một vài nóc nhà lóp ngóp giữa lưng chừng đồi keo, giữa bóng đại thụ trăm tuổi. Những mái nhà tuềnh toàng lối đi, không rào chắn, không sân phơi; những ô đất, con đường lấm láp đang đợi được lát đá, trải bê tông gợi cho chúng tôi cảnh làng quê của ngót hai mươi năm về trước. Cán bộ xã ở đây chia sẻ: “Nhờ ơn Đảng và các cấp, không khí của nông thôn mới cũng đã bắt đầu có mặt ở vùng đất quê nghèo, đường bê tông dù chưa thể chạy kín những thôn bản nhưng cũng đã đáp ứng phần nào việc đi lại của bà con..."

Tuổi thơ gắn những con đường bì bõm

Hơn 90% dân cư bản địa là người Thái. Họ ở nhà Thái, giao tiếp bằng tiếng bản ngữ, phụ nữ thì vẫn nhuộm răng đen, mặc váy bạc sẫm màu ra đồng trong khi nam giới đã quen với những trang phục người kinh khá lâu. Cuộc sống mưu sinh lam lũ, vất vả trên đồng ruộng, trong bìa rừng và dưới từng ánh lửa. Ở Thanh Quân, đời sống bà con vùng núi phần nào đã tốt hơn một số vùng có hoàn cảnh đặc biệt khác, bản không quá xa, đất không quá cằn và không có tình trạng di dân trái phép. Thế nhưng, với một đứa con nít hễ cứ nhắc đến bất kì thứ gì, câu trả lời vẫn là những cái lắc đầu vô tư và tội nghiệp.
Đó là khi chúng tôi nhận ra sự thiếu thốn ở mỗi dáng người:

Đây có lẽ là phiên chợ đầu tiên các em được tự chọn quần áo

Những cái rét “không tầm thường”với người núi

Đó là khi chúng tôi thấu cảm và sẻ chia những điều giản đơn:

Thôn Kẻ Lạn, bà con tự chọn quần áo

Chụp ảnh kỉ niệm tại thôn Thanh Hương

Đó là khi chúng tôi nhận lại những tấm lòng thiết thực

Sinh ra biết khóc biết cười/ lớn lên lấm láp thành đời trẻ con

Những mùa đông sẽ bớt lạnh hơn với áo ấm

Khi được trải nghiệm nét sinh hoạt vùng miền

Ngồi vun bếp lửa hồng

Và khi tất cả ngồi lại bên nhau

Cuộc giao lưu rượu cần

Ở Kẻ Lạn, Thanh Hương, Thanh Tân hay rộng ra ở khắp các thôn bản Thanh Quân ấy, chúng tôi cảm nhận một tình yêu, một niềm đam mê và một mơ ước bình dị của những thanh niên và rất nhiều đứa trẻ. Đó là đam mê với trái bóng cùng một mong muốn giống như những Bùi Tiến Dũng, Bùi Tiến Dụng hay Lê Văn Đại… với niềm tự hào xứ Thanh, niềm kiêu hãnh tổ quốc.

Niềm đam mê viết lên từ ô đất nghèo

Thiết nghĩ, chúng ta có quyền hạnh phúc, quyền tự hào về màu áo xanh tình nguyện; lại hi vọng về một tương lai không xa, ở Thanh Quân cũng như bao vùng khó khăn khác trên đất nước này, cuộc sống sẽ ấm no và hạnh phúc để những ước mơ nhỏ bé sớm được bay xa.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

Tác giả: NGUYỄN HẬU

Nguồn tin: Báo Dân sinh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok