Máy bay A-10 Thunderbolt II (Thần sấm II). Ảnh: USAF |
Còn được gọi với cái tên Warthog (Lợn lòi), A-10 là máy bay duy nhất còn hoạt động của Mỹ ngay từ ban đầu được chế tạo cho nhiệm vụ đó và chưa từng được bất kỳ quốc gia nào khác sử dụng.
A-10 có thân làm bằng titan và có thể chịu được hỏa lực trực tiếp từ đạn 23 mm và hỏa lực gián tiếp từ đạn 57 mm.
A-10 được được trang bị pháo tự động đa nòng GAU-8 Avenger 30 mm. Loại pháo này sử dụng cả đạn cháy có sức công phá mãnh liệt lẫn đạn xuyên giáp, và có thể bắn 3.900 viên mỗi phút. Đạn xuyên giáp của Avenger chứa uranium nghèo để giúp chống lại áo giáp hiệu quả hơn. A-10 cũng có thể mang tên lửa được lắp bên ngoài và đạn thông minh chẳng hạn như tên lửa dẫn đường chống tăng.
A-10 có hệ thống hình ảnh nhìn ban đêm (NVIS), hiển thị tín hiệu trên mũ bay và buồng lái dạng mái vòm bong bóng lớn giúp phi công có tầm nhìn bao quát xung quanh.
Khả năng cất cánh và hạ cánh từ các đường băng tương đối ngắn cho phép A-10 hoạt động tốt từ các khu vực gần tiền tuyến.
Tuy nhiên, khi tuổi thọ của những chiếc máy bay huyền thoại này bước sang năm thứ 50, việc bảo trì trở nên khó khăn hơn và tốn kém hơn. Đặc biệt, việc thay thế cánh trên những chiếc A-10 lên tới khoảng 10 triệu USD một bộ.
Không quân Mỹ (USAF) cố gắng cho loại máy bay tấn công mặt đất huyền thoại A-10 Thunderbolt II (Warthog) được mệnh danh là "sát thủ bầu trời" nghỉ hưu. |
Theo ghi nhận, trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, không quân Mỹ đã triển khai 132 chiếc A-10. Phi đội “thần sấm” hùng hậu này có tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ là 95,7%, thực hiện 8.100 phi vụ và phóng 90% số tên lửa AGM-65 Maverick mang theo. Phía Mỹ cho biết, các máy bay A-10 Thunderbolt II đã tiêu diệt 987 xe tăng, 926 khẩu pháo và 1.355 xe chiến đấu các loại của quân đội Iraq.
Thế nên, dù suốt 1 thập kỷ qua, không quân Mỹ đã nhiều lần xin phép Quốc hội cho A-10 nghỉ hưu nhưng lần nào cũng bị từ chối cho đến khi ngân sách tài khóa 2023 được thông qua.
Tháng 3 vừa qua, Tham mưu trưởng không quân Mỹ, tướng Charles Q. Brown Jr xác nhận, 21 chiếc A-10 Thunderbolt II đầu tiên sẽ được nghỉ hưu trong năm nay và loại máy bay này sẽ hoàn toàn bị loại biên vào năm 2029.
Tiêm kích F-16 sẽ được sử dụng để thay thế, trước khi F-35 đảm nhận sứ mệnh của “Lợn lòi” A-10.
F-35 là dòng chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ thứ 5 do Lockheed Martin sản xuất sử dụng công nghệ tàng hình, đồng thời có thể bay nhanh gấp gần ba lần so với A-10.
F-35 có thể đảm nhận việc hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất, nhiệm vụ vốn được thiết kế chuyên môn hóa cho “thần sấm” A-10 trong vẫn có thừa nhanh nhẹn và linh hoạt để đương đầu với các cường kích, tiêm kích thế hệ mới của đối phương. Chưa kể, hệ thống điện tử tiên tiến của F-35 cho phép nó đảm nhiệm tốt cả công tác trinh sát lẫn tiến hành chiến tranh điện tử.
Tác giả: Mộc Miên (T/h)
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn