Theo đó, tỉnh Thanh Hóa có 393 phương tiện với 1.410 lao động đang hoạt động gần bờ, dễ dàng vào tránh trú; 673 phương tiện với 5.472 lao động còn hoạt động tại vùng biển các tỉnh khác và khu vực Vịnh Bắc Bộ cũng đã nhận được thông tin về cơn bão để chủ động tìm nơi tránh trú.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã có thông báo yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố ven biển và các ngành tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão để hướng dẫn tàu thuyền, chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển nhằm thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.
Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương của tỉnh tổ chức theo dõi tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu; sẵn sàng phương án ứng cứu khi xảy ra sự cố, đồng thời quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho ngư dân.
Riêng đối với các huyện, thành phố ven biển có có các bãi tắm như Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tổ chức rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
Mưa giông làm sập nhà, bé 3 tuổi tử vong Sáng 5/6, một trận mưa giông lớn đã xảy ra trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khiến một phần ngôi nhà của anh Cao Văn Thực (sinh năm 1990), thường trú tại khu 6, thị trấn Quan Sơn, huyện Quan Sơn bị đổ sập, làm cháu Cao Lê Thị Huyền Trang (sinh năm 2015, con gái anh Thực) thiệt mạng, vợ anh Thực là chị Lê Thị Nghị (sinh năm 1990) bị thương |
Tác giả: Trịnh Duy Hưng
Nguồn tin: Báo TTXVN