|
Theo đó, Luật quy định việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức còn có thể quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với các trường hợp là viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Cán bộ, công chức cấp xã;
Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức;…
Các đối tượng này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc liên quan đến kỷ luật.
Trước đó, theo Luật Luật Cán bộ, công chức 201 chỉ có 1 trường hợp công chức được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Đó là trường hợp đáp ứng đồng thời 2 điều kiện: Có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt...; Cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tác giả: Nghiêm Huê
Nguồn tin: Báo Tiền phong