IQ là tên viết tắt của cụm từ “Intelligent Quotient”, tức là chỉ số thông minh, một khái niệm được đưa ra vào cuối thế kỷ 19 bởi nhà khoa học Francis Galton (Anh). Xếp hạng các quốc gia thông qua chỉ số IQ từ trước tới nay vẫn bị coi là một phương pháp xếp hạng gây tranh cãi. Nguồn gốc của loại dữ liệu này phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều ngay từ khi chúng được xuất bản.
Vì vậy, bảng xếp hạng dưới đây ra đời từ sự tổng phân hợp các phương pháp nghiên cứu từ nhiều nhà khoa học, thông qua nhiều cuộc thi IQ cấp độ cao – thấp,… Nhiều ý kiến cho rằng, cứ nước lớn là “thông minh”, nhưng không. Mỹ không có tên trong danh sách này của trang therichest, họ thực tế chỉ đứng ở vị trí thứ 19 với 98 điểm.
Thụy Sỹ - 100 điểm
|
Thụy Sỹ nổi tiếng với các thương hiệu đồng hồ, hệ thống ngân hàng danh tiếng với người dân am hiểu nhiều ngành nghề giàu tính học thuật. Người Thụy Sỹ yêu thích học hành, điều này lý giải vì sao dân số Thụy Sỹ có tỷ lệ tiến sĩ cao nhất thế giới. Canada và Mỹ - 2 nước đứng đầu bảng xếp hạng giáo dục đại học lại không có trong danh sách này.
Áo – 102 điểm
|
Có tới 4 quốc gia cùng có 102 điểm IQ, nhưng Áo là một quốc gia đặc biệt hơn cả. Nước này là một vùng lãnh thổ nằm kín với các nước như Đức, Thụy Sỹ, Italia. Giáo dục tại đây được miễn phí và bắt buộc với trẻ em Áo trong ít nhất 9 năm, một số trường còn cung cấp chính sách này cho các lớp lớn hơn.
Đức – 102 điểm
|
Đức là một trong những nước có GDP cao nhất thế giới, đánh bại các đối thủ khác ở châu Âu như Pháp hay Anh. Đức cũng là nơi có nhiều trường đại học lâu đời và được đánh giá có chất lượng cao trên thế giới. Ví dụ tiêu biểu phải kể đến là đại học Heidelberg, được thành lập tại thành phố cùng tên, phía Nam -Tây Nam nước này từ năm 1386. Đây chính là nơi học tập của 55 người đoạt giải Nobel cho đến nay.
Italia – 102 điểm
|
Italia là một trong những quốc gia có nền lịch sử “giàu có” nhất thế giới, nhờ vào các thời kỳ huy hoàng như đế chế La Mã, Regnum Italicum và thời Phục Hưng. Các họa sỹ, nhà điêu khắc, nhà thơ và nhà văn nước này nổi tiếng khắp thế giới, được người đời nhiều thế hệ tôn vinh như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Dante Alghieri hay Galileo Galilei.
Hà Lan – 102 điểm
|
Hà Lan nổi tiếng thế giới vì có nền giáo dục nhân văn với 12 năm giáo dục bắt buộc. Quốc gia này được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD xếp hạng thứ 9 trên thế giới vì hệ thống giáo dục tiên tiến, chất lượng cao.
Singapore – 103 điểm
|
Sinh viên Singapore thường xuyên lọt các bảng xếp hạng cho các môn học như khoa học, toán học trên thế giới. Đất nước hơn 5 triệu dân sở hữu GDP “khủng”, lên tới 270 tỷ USD với GDP bình quân đầu người vào khoảng 52.839USD/người/năm. Không chỉ có thị trường thương mại phát triển, Singapore còn vượt xa nhiều quốc gia trong khu vực về chất lượng giáo dục.
Đài Loan – 104 điểm
|
Giáo dục luôn được xem là chính sách ưu tiên của quốc đảo này. Các học sinh thường học ngoại khóa và sử dụng thành thạo tiếng Anh. Tư tưởng phấn đấu để thành công, phát triển kinh tế đất nước và tránh bị thụt lùi so với thế giới luôn được giáo dục cho học sinh từ trên ghế nhà trường.
Nhật Bản – 105 điểm
|
Với một quốc gia gắn liền với công nghệ và điện tử như Nhật Bản, dễ hiểu khi quốc gia này có chỉ số IQ trung bình thuộc hàng cao của thế giới. Đại học Tokyo được coi là trường đại học tốt nhất ở châu Á và nằm trong top 25 trường đại học được xếp hạng cao nhất thế giới. Tỷ lệ biết chữ tại Nhật Bản đạt 99,0% và sinh viên nước này luôn có điểm số thuộc top cao trong các nghiên cứu khoa học và toán học.
Hàn Quốc – 106 điểm
|
Đứng ở vị trí thứ 2 là Hàn Quốc, quốc gia có tốc độ kết nối Internet nhanh nhất trên thế giới. Hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc được đánh giá cao, tới mức ngặt nghèo, căng thẳng, từng khiến nước này đau đầu vì tỷ lệ học sinh, sinh viên tự tử vì không chịu nổi áp lực điểm số trong các kỳ thi. Một thống kê cho biết, sinh viên Hàn Quốc thường dành 14 tiếng mỗi ngày cho việc học.
Hồng Kông – 107 điểm
|
Hồng Kông không phải là một quốc gia, mà là một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, nhưng với các nhà khoa học giáo dục, Hồng Kông vẫn được “quyền” tách biệt với phần đại lục. Hồng Kông được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy khoa học và toán học. Nơi đây có tới 1.000 trường học, phục vụ dân số khoảng 7,1 triệu người.
Nguồn tin: Báo VnExpress