Các ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Uỷ viên thường trực.
Nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đặc khu kinh tế thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia để chỉ đạo hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng này. |
Hầu hết các Bộ trưởng, Thứ trưởng và trưởng ngành của Chính phủ, cơ quan Đảng, Quốc hội là Uỷ viên của Ban Chỉ đạo nói trên.
Theo Quyết định của Thủ tướng, BCĐ có nhiệm vụ chỉ đạo phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng liên quan đến các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ KH&ĐT là cơ quan thường trực BCĐ và thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo gồm đại diện Bộ KH&ĐT, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và một số cơ quan liên quan.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi hoạt động hàng năm của Bộ KH&ĐT theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Hiện Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính kinh tế đặc biệt đã được Bộ KH&ĐT hoàn thiện lấy ý kiến, đang chờ Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới đây.
Theo cơ quan soạn thảo, nếu dự án luật này được thông qua sẽ giúp Việt Nam có cơ sở pháp luật để xây dựng các đặc khu lớn, tạo động lực phát triển và thu hút nguồn lực phát triển với các cơ chế về thuế, đất đai, điều kiện hạ tầng hoàn chỉnh có tính lan toả cao.
Hiện 3 đặc khu là: Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Phong (Khánh Hoà) và Vân Đồn (Quảng Ninh) đã được Bộ Chính trị nhất trí chọn lựa. Cơ quan soạn thảo cho biết Dự án Luật đặc khu sẽ điều chỉnh chung về cơ chế về đặc khu, các địa phương phối hợp đề xuất các cơ chế, xem xét ưu đãi và xây dựng đặc thù vùng miền để giúp địa phương mình có những ngành nghề phù hợp, phát triển tốt và hiệu quả nhất.
Tác giả: Nguyễn Tuyền
Nguồn tin: Báo Dân trí