Cuộc sống

Thói quen sai lầm khiến bữa cơm thành nguồn lây bệnh nguy hiểm

Rất nhiều người Việt đang mắc những thói quen ăn cơm này. Nếu tiếp diễn, bữa cơm sẽ biến thành nguyên nhân lây bệnh nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình bạn.

Dưới đây là những sai lầm nhiều người Việt mắc phải khi ăn cơm:

Gắp thức ăn cho người khác

Gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người Việt. Thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta. Việc dùng chung đũa, muôi, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị… Trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan, viêm loét dạ dày… có thể lây lan qua đường ăn uống chung.


Hơn thế nữa, người được gắp chưa chắc đã thích món ăn mà bạn gắp cho họ. Vậy nên trong bữa ăn, chúng ta nên hạn chế việc gắp thức ăn cho người khác. Một số loại virus dễ gây lây bệnh theo kiểu này là virus HP, gây bệnh đau dạ dày.

Cơm chan canh

Nhiều người Việt có thói quen ăn cơm phải chan canh cho dễ ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thói quen này cực có hại cho sức khỏe. Sự thật, trong bữa cơm cần hạn chế các loại nước, dù là nước canh hay nước lọc.

Bởi vì uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng do nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại. Điều này sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.


Thức ăn vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn ngâm mềm, nghiền nát, tiêu hóa. Hơn nữa, khi nhai, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Khi ăn cơm chan canh, thức ăn không kịp hấp thụ nước bọt mà đã xuống dạ dày, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Uống trà đặc sau khi ăn

Trong lá trà có chứa lượng lớn axit tannic, uống trà đặc sau khi ăn sẽ khiến khối protein vừa ăn vào chưa được tiêu hóa kết hợp với axit tannic, hình thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein.


Không nên uống trà đặc sau khi ăn. Các chất có trong lá trà còn cản trở việc hấp thu sắt, thói quen xấu uống trà sau bữa ăn trong thời gian dài, dễ gây thiếu máu do thiếu sắt; ngoài ra, ăn cơm xong uống trà ngay, một lượng lớn nước vào trong dạ dày, sẽ làm loãng dịch vị, từ đó ảnh hưởng công tác tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

Nhai qua loa khi ăn cơm

Vì công việc nên một số người có thói quen ăn uống không nhai kỹ mà nhai qua loa. Điều này rất không tốt cho dạ dày. Bởi khi ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Khi nhai quá nhanh, các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.

Ăn cơm nguội từ hôm trước

Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, ăn cơm nguội, dù là cơm nguội chưa biến chất, ôi thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.


Nguyên nhân là do có một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Quá trình nấu chín gạo thành cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã hình thành dạng bào tử để tự vệ.

Nếu cơm được ăn ngay sau khi nấu thì bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại, tăng dần số lượng và sản sinh ra một số độc tố.

Vì thế, bạn không nên ăn cơm thừa, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm nguội.

Tác giả bài viết: Nhã Nam

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok