Kinh tế

Thành phố nào đắt nhất thế giới năm 2016?

Economist Intelligence Unit vừa công bố điều tra về chi phí sống trên khắp thế giới năm 2016 dựa trên số liệu về giá cả và dịch vụ tại 133 thành phố tham gia khảo sát.

Los Angeles, Mỹ: Thành phố Los Angeles của Mỹ đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng. Đây là lần đầu thành phố này xuất hiện trong top 10, tăng 19 bậc so với bảng xếp hạng về chi phí sống năm ngoái. Ảnh: Getty.

Seoul, Hàn Quốc: Cùng "đồng hạng" thành phố đắt đỏ nhất thế giới với Los Angeles của Mỹ, bản báo cáo EIU cho biết giá quần áo và đồ tiện ích tại Seoul đặc biệt cao. So với bảng xếp hạng năm ngoái, thủ đô của Hàn Quốc tụt một thứ hạng. Ảnh: Getty.

Copenhagen, Đan Mạch: So với bảng xếp hạng năm ngoái, thứ hạng của Copenhagen không đổi. Năm nay, những thành phố đắt nhất châu Âu gồm Zurich của Đức, Geneva của Thụy Sĩ, Copenhagen của Đan Mạch và London của Anh. EIU cho rằng những thành phố không thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu trở nên đắt hơn so với láng giềng. Ảnh: Getty.

New York, Mỹ: Thành phố New York tăng 42 bậc trong bảng xếp hạng chi phí sống trong 5 năm qua. Chỉ riêng với bảng xếp hạng năm ngoái, thứ bậc của thành phố này tăng 15 bậc. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng tình trạng này là do biến động về giá đồng USD hơn là tăng giá địa phương. Thực tế, với việc dầu thô rớt giá cộng với sự mạnh lên của đồng USD khiến giá cả trong nước giảm. Lạm phát trên khắp nước Mỹ tương đối thấp. Ảnh: Getty.

London, Anh: So với xếp hạng năm ngoái, thủ đô của quốc đảo sương mù tăng 5 bậc. London luôn là một trong những thành phố đắt nhất thế giới trong gần một thập kỷ. Một gói thuốc lá gồm 20 điếu tại đây có giá 14,3 USD. Ảnh: Shuter Stock.

Paris, Pháp: So với bảng xếp hạng về chi phí sống năm ngoái, thủ đô của ánh sáng giảm 3 bậc. Tại Paris, việc tụ tập với bạn bè tại công viên là một lựa chọn, giá trung bình của rượu vang ở đây khoảng 10,71 USD, giảm 1,56 USD – rẻ hơn so với London và New York. Ảnh: Getty.

Geneva, Thụy Sĩ: Vài năm trước, Geneva là thành phố châu Âu duy nhất nằm trong top 10 mà một lít xăng không chì có giá ít hơn 2 USD. Hiện tại, giá dầu toàn cầu giảm và đắt nhất tại Hong Kong với mức giá 1,76 USD/ lít. So với thứ hạng năm ngoái, thành phố này tăng 3 bậc. Ảnh: CNN.

Hong Kong, Trung Quốc: Hong Kong của Trung Quốc và Zurich của Thụy Sĩ cùng xếp ở vị trí thứ 2. So với bảng xếp hạng năm ngoái, con rồng của châu Á tăng 7 bậc. Mức giá trung bình một ổ bánh mỳ nặng 1 kg tại đây giá 4,36 USD, trong khi đó tại Copenhagen là 3,23 USD và Seoul là 12,44 USD. Ảnh: Getty.

Zurich, Thụy Sĩ: Các thành phố châu Âu chiếm một nửa bảng xếp hạng 10 thành phố đắt nhất thế giới. So với thứ hạng năm ngoái, Zurich tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng. Hai thành phố Sydney và Melbourne của Australia xuống vị trí 20 và 21 do đồng nội tệ của Australia mất giá. Ảnh: Getty.

Singapore: Khoảng cách giữa thành phố đắt nhất thế giới với 2 thành phố tiếp theo trong bảng xếp hạng khá gần. Quốc đảo này có ít tài nguyên thiên nhiên. Sự phụ thuộc vào các nước khác về mặt năng lượng và nước đè nặng trên hóa đơn và “phí quyền” khiến những việc như sở hữu xe hơi trở nên đắt đỏ. Chi phí vận chuyển tại Singapore cũng cao hơn 2,7 lần so với New York. Tuy nhiên, giá cả của hàng hóa cơ bản lại rẻ hơn so với các nước láng giềng như Seoul (33%), Hong Kong (28%) và Tokyo (26%). Ảnh: Getty.

Tác giả bài viết: Kim Ngân

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok