Trong đó, một số huyện, chủ yếu là các địa phương ở khu vực miền núi còn thiếu nhiều giáo viên dạy môn tiếng Anh như: huyện Bá Thước thiếu 28 giáo viên, Cẩm Thủy thiếu 29 giáo viên, Quảng Xương thiếu 23 giáo viên, Hoằng Hóa thiếu 22 giáo viên, Như Xuân thiếu 18 giáo viên...
Nguyên nhân của thực trạng nêu trên là do nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ ngày càng cao, trong khi đó, khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước và ngân sách tỉnh Thanh Hóa còn hạn chế.
Bên cạnh đó, kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị, trường học còn ít dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức hoạt động chuyên môn, đặc biệt là các hoạt động phục vụ dạy và học Ngoại ngữ.
Ngoài ra, sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền còn có sự chênh lệch, đặc biệt là ở khu vực miền núi, điều kiện kinh tế còn khó khăn dẫn đến sự quan tâm về học tập nói chung và Ngoại ngữ nói riêng đối với cấp học phổ thông còn hạn chế.
Trước đó, để chuẩn bị vấn đề nhân sự cho năm học 2017 - 2018, tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất cho hợp đồng lao động với hơn 1.300 giáo viên cấp học Mầm non và môn tiếng Anh khối Tiểu học và THCS công lập trên địa bàn tỉnh này. Trong đó, có 104 giáo viên bộ môn tiếng Anh còn thiếu của khối Tiểu học và THCS.
Trong thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chấp thuận kết quả xét lao động hợp đồng giáo viên dạy Mầm non, giáo viên tiếng Anh dạy Tiểu học đối với một số địa phương trên địa bàn tỉnh này.
Tác giả: Duy Tuyên
Nguồn tin: Báo Dân trí