Trong tỉnh

Thanh Hóa: TAND TP Sầm Sơn có đi ngược với Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương?

Cơ quan tố tụng TP Sầm Sơn căn cứ vào đâu, để truy tố bị cáo Lê Cao Đồng và Lê Văn Tuấn về tội "Gây rối trật tự công cộng"?

Dư luận chưa hết bức xúc khi Phapluatplus.vn đăng tải bài viết: Thanh Hóa "Phát biểu nêu ý kiến, người bị bắt giam, người bị khởi tố; thì mới đây, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân (TAND) TP Sầm Sơn đã bác bỏ ý kiến của nhiều người làm chứng, bác bỏ toàn bộ ý kiến tranh luận và diễn biến tại phiên tòa...

Ngày 27/11/2019, TAND TP Sầm Sơn xét xử vụ án "Gây rối trật tự công cộng"; bị cáo là ông Lê Cao Đồng và anh Lê Văn Tuấn (trú ở Trung Kỳ, Sầm Sơn, Thanh Hóa).

Trong lời luận tội của đại diện Viện kiểm sát miêu tả về hành vi của bị cáo Đồng và Tuấn, đã có lời lẽ cáo buộc không nhất quán.

Cụ thể, lúc thì miêu tả hành vi của các bị cáo là "giật micro để nói"; lúc lại nói các bị cáo "cầm micro để nói". Về vật chứng, ông Dũng đưa ra là có 01 (một) USB, miêu tả bị cáo Đồng và Tuấn chửi bới, kích động tại phiên họp. Tuy nhiên, nội dung trong USB lại không được công bố tại tòa?.

Vậy sự thật chiếc USB đó chứa những nội dung gì, hiện đang ở đâu, ai giữ?

Mặc dù, những cáo cuộc của vị đại diện Viện kiểm sát (là ông Nguyễn Văn Dũng - kiểm sát viên) đưa ra cáo buộc các bị cáo đã có hành vi "giật micro để chửi bới và nhiều Đảng viên làm đơn, báo cáo đề nghị xử lý nghiêm đối với bị cáo Đồng và Tuấn".

Tuy nhiên, tất cả Đảng viên có mặt tại tòa đều khẳng định "Không báo cáo, không làm đơn đề nghị xử lý đối với bị cáo Đồng và Tuấn".

Tại phần tranh tụng, bị cáo Đồng phản ứng: "Tôi phản bác lại bản cáo trạng, vì bản cáo trạng đưa cho tôi khác bản cáo trạng được đọc tại tòa hôm nay.

Tôi không phạm tội gây rối trật tự, cũng không có hành vi giật micro, không kích động, không chửi bới. Khi tôi phát biểu tôi đã xin phép ông Liêm và ông Liêm đồng ý".

Về tình tiết này, phía HĐXX và vị đại diện Viện kiểm sát không có ý kiến gì, cũng không đưa ra lập luận phản bác lại bị cáo. Vì sao?

Những người làm chứng được đích danh ông Chủ tọa Nguyễn Văn Nghi, viết giấy mời tới phiên tòa gồm; Ông Văn Đình Châng, anh Nguyễn Văn Hưng, cụ Lê Thị Dư... những người này đều khẳng định, bị cáo Đồng và Tuấn không có hành vi giật micro, cũng không có hành vi chửi bới tại cuộc họp mở rộng tại khu phố Trung Kỳ.

Luật sư Cao Sỹ Nghị, (đoàn LS TP HCM) là người bào chữa cho bị cáo Đồng chỉ ra những điều, khoản, chứng tỏ Cơ quan tố tụng TP Sầm Sơn truy tố ông Đồng và anh Tuấn là không có căn cứ.

Đặc biệt là việc bắt giam anh Tuấn, cũng như phát lệnh truy nã đối với anh Tuấn là không đúng quy định của pháp luật.

Lúc này, vị Chủ tọa ngắt lời LS Cao Sỹ Nghị: "LS không gọi tên bị cáo là ông Đồng và anh Tuấn mà phải gọi là bị cáo". Ông Đồng đáp :"Tôi thấy Cơ quan tố tụng buộc tội các bị cáo là vô căn cứ, vì thế, tôi không nỡ gọi họ là bị cáo; Nếu Tòa yêu cầu thì tôi xin tuân thủ".

Tiếp theo, Viện kiểm sát đưa ra lập luận là anh Lê Văn Tuấn bỏ trốn, nên Cơ quan điều tra phải phát lệnh truy nã.

Tuy nhiên, mẹ của anh Tuấn là bà Lê Thị Cường, có mặt tại tòa nêu: "Khi Công an đến nhà hỏi con tôi, tôi đã đưa số điện thoại, nơi ăn ở của cháu Tuấn cho Công an Sầm Sơn. Vì thế Công an mới vào bắt con tôi". Dứt lời, nước mắt bà Cường chảy dài trên má.

Những tình tiết mà bà Cường nêu ra, HĐXX và đại diện Viện kiểm sát cũng không đáp lại, không đưa ra được chứng cứ để cáo buộc anh Tuấn có hành vi bỏ trốn.

Khi trả lời HĐXX, bị cáo Tuấn khẳng định: "Tôi không có hành vi giật micro, cũng không chửi bới, đặc biệt là không bỏ trốn.

Tôi chỉ nói lên tiến nói và nguyện vọng của người dân nghèo quê tôi. Sau khi tốt nghiệp đại học, do chưa xin được việc tôi đi làm thuê, bán dừa để mưu sinh không làm gì phạm pháp", bị cáo Tuấn ôm mặt, che đi những giọt nước mắt uất nghẹn.

Tòan bộ những tình tiết mà Cơ quan tố tụng đưa ra, cáo buộc đối với các bị cáo, Luật sư Cao Sỹ Nghị đã khẳng định: "Về lý, phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm cho thấy, Cơ quan tố tụng không đủ căn cứ để buộc tội các bị cáo, vì thế tôi đề nghị Tòa tuyên các bị cáo vô tội.

Nói về tình người; Ở Làng Chài nghèo lắm, hiếm có người học được đến lớp 12, bị cáo Lê Văn Tuấn là người vừa tốt nghiệp đại học, là một trong những người hiếm có tại làng Chài. Nay bị cáo Tuấn bị Cơ quan điều tra bắt giam hơn 4 tháng, tôi đau xót lắm.

Một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ, Tuấn còn rất trẻ, là người con ngoan hiếu thảo, chăm chỉ, không tiền án, tiền sự...Với những lập luận mà tôi phân tích nêu trên, tôi đề nghị HĐXX tuyên, thả ngay bị cáo Lê Văn Tuấn tại tòa, vì không đủ căn cứ cáo buộc, nói đúng hơn cáo buộc vô lý, không có trong quy định của Bộ luật ".

Tuy nhiên, HĐXX không nghe, cũng không phản bác, không phản hồi trước lập luận và lời đề nghị của vị LS. Không chỉ LS với cảm xúc nghẹn đắng mà cha, mẹ bị cáo Tuấn cũng khóc gần ngất lịm, vì bất lực trong vô vọng.

Trong khi Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới quyền con người, quyền công dân phải được tôn trọng, đề cao.

Chính vì lẽ đó, Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về cải cách tư pháp đã nêu :".. . Để phòng tránh oan sai, Cơ quan tố tụng cần tôn trọng kết quả tranh luận tại tòa, nâng cao chất lượng tranh tụng tại tòa...". Tuy nhiên, TAND TP Sầm Sơn đi ngược lại Nghị quyết; phản bác lại toàn bộ kết luận tranh luận tại tòa, diễn biến tại phiên tòa.

Mặc cho những lời kêu cứu, thỉnh cầu từ phía bị cáo, cũng như lời đề nghị của LS, HĐXX đã bác toàn bộ những nội dung tranh tụng tại phiên tòa, bác bỏ ý kiến của những người làm chứng, thiếu tôn trọng sự thật khách quan.

Ông Lê Cao Đồng từ khi nhận bản cáo trạng và kết luận điều tra, ông giảm 5kg trọng lượng cơ thể, vì phẫn uất và bất lực trước cáo buộc phi lý của Cơ quan tố tụng TP Sầm Sơn.

Phải chăng việc Cơ quan tố tụng Sầm Sơn bắt giam, truy tố ông Đồng và anh Tuấn nhằm mục đích dằn mặt?

Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Cao Đồng 09 tháng tù giam, Lê Văn Tuấn 7 tháng tù giam. Bị cáo Đồng đã làm đơn kháng cáo.

Như vậy, khoan chưa bàn tới vấn đề đạo đức nghề nghiệp của những người hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, người thực hành quyền công tố trong vụ án này là đúng hay sai.

Có hay không có ngụy tạo chứng cứ để đẩy bị cáo Đồng và Tuấn vào vòng lao lý? Phải chăng việc Cơ quan tố tụng Sầm Sơn bắt giam, truy tố ông Đồng và anh Tuấn nhằm mục đích dằn mặt?

Ông Lê Cao Đồng từ khi nhận bản cáo trạng và kết luận điều tra, ông giảm 5kg trọng lượng cơ thể, vì phẫn uất và bất lực trước cáo buộc phi lý của Cơ quan tố tụng TP Sầm Sơn. Cơ quan tố tụng TP Sầm Sơn Thanh Hóa căn cứ vào đâu để truy tố bị cáo Đồng và Tuấn?

Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục đưa tin về vụ án/.

"Làng Chài chúng tôi chỉ có nghề đi biển và nấu nước mắm truyền thống..."

Ngày 02/4/2019, tại khu phố Trung Kỳ có mở ra cuộc họp chi bộ khu phố Trung Kỳ mở rộng. Sau khi nghe ông Mai Xuân Liêm, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy trả lời chất vấn của các vị đại biểu, Đảng viên.

Ông Lê Cao Đồng đứng lên có ý kiến và xin phép được phát biểu, được ông Mai Xuân Liêm đồng ý ông mới phát biểu và nêu ý kiến: "Báo cáo các đồng chí cùng toàn thể nhân dân, dự án xây dựng Quảng Trường Biển về làm giàu cho dân chúng tôi sẵn sàng ủng hộ.

Nhưng việc thu hồi đất phải được tiến hành từng bước một, để đảm bảo cuộc sống và mưu sinh cho người dân. Vì người dân Làng Chài chúng tôi chỉ có nghề đi biển và nấu nước mắm truyền thống...".

Tác giả: Nhóm PV Pháp luật

Nguồn tin: Pháp luật Plus

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok