Ở một số nước, lá xương rồng được sử dụng làm thực phẩm vì nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Người ta thường cho lá xương rồng vào món salad và trứng. Nghe có vẻ lạ nhưng thực sự lá xương rồng rất tốt cho sức khỏe.
Tại Ấn Độ, người ta dùng xương rồng tươi nghiền nát, đắp vào chỗ sưng nhọt và chữa một số bệnh ngoài da, phù thũng. Quả dùng làm thuốc trị bệnh ho gà.
Trong y học dân gian Mexico, xương rồng dùng để điều trị bệnh lậu, tiểu đường, hen suyễn, huyết áp, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tăng nhãn áp.
Ở vùng nam châu Âu, Bắc Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ, Mexico, quả xương rồng được xem như một loại quả ngon ngọt, giải khát, có mùi vị giống như dưa hấu.
Xương rồng được sử dụng làm thực phẩm vì nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất
Phòng chống ung thư
Lá cây xương rồng có chứa flavonoid và phenolics. Cả hai đều có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể. Hai chất này trong lá cây xương rồng có khả năng bảo vệ tế bào cơ thể khỏi sự tấn công của ung thư.
Giảm nguy cơ tổn thương não
Một số chất trong thân cây xương rồng được cho là có khả năng giảm nguy cơ tổn thương não, bại liệt và các chấn thương não khác.
Có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường thường ăn lá cây xương rồng vì nó được cho là có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả.
Cải thiện tiêu hóa
Xương rồng cũng có thể cải thiện tiêu hóa. Nó hỗ trợ nhu động ruột và giúp ruột thải độc dễ dàng hơn.
Giảm Cholesterol
Một nghiên cứu mới khẳng định lá cây xương rồng có thể giảm cholesterol trong cơ thể. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra mức cholesterol của một nhóm phụ nữ được cho ăn lá xương rồng trong một tháng, họ nhận ra rằng mức cholesterol trong cơ thể những người này giảm xuống.
Cách chế biến xương rồng
Khi ăn, hương vị của xương rồng ăn giống với dưa chuột, nhưng có thêm vị hơi đắng. Do vậy, mùi vị của xương rồng có thể không phù hợp với một số người.
Đó là lý do mọi người thường không ăn xương rồng tươi. Thay vào đó, người ta tập trung vào các phần ăn được như lá, hoa, thân và quả, rồi chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau.
“Bạn có thể luộc, nấu, nướng hoặc thậm chí là bóc bỏ vỏ và thái nhỏ rồi ăn tươi”, bà Shapiro tiết lộ.
Bạn có thể chế biến xương rồng thành mứt, ép lấy nước để uống hoặc làm sinh tố. Bà Shapiro cũng gợi ý hãy thêm xương rồng vào salads hay các món canh đều đặn để khỏe mạnh hơn.
Tác giả bài viết: Thanh Thu