Trong tỉnh

Thạch Thành - Thanh Hóa: Cánh đồng mía lớn bội thu

Để thực hiện có hiệu quả việc đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp, huyện Thạch Thành, Thanh Hoá đã chú trọng xây dựng, hình thành cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu, ứng dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại từ làm đất đến thu hoạch, kết hợp với thực hiện quy trình sản xuất thâm canh, tăng năng suất từ 70 tấn lên 100 tấn/ha.

Ngay từ đầu vụ mía huyện Thạch Thành đã quán triệt thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020. Vì thế, UBND huyện đã phối hợp với Công ty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan triển khai thực hiện sản xuất mía cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và tổ chức chỉ đạo hướng dẫn cơ chế chính sách thực hiện.

Cánh đồng mẫu lớn sản xuất mía nguyên liệu

Năm 2016, toàn huyện đã thực hiện 248 ha/500ha theo kế hoạch, đạt 49%. Chỉ đạt được vậy là do các đơn vị chưa tập trung, giải phóng đất còn chậm… tổ chức nghiệm thu giải phóng đất của các trạm nông vụ với ban chỉ đạo mía xã và các hợp tác xã chưa chủ động nên tiến độ chậm.
Năm 2017 đã thực hiện: 260 ha/255 ha kế hoạch, đạt101,9%. Đó là do, các đơn vị đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc giải phóng đất, bố trí sản xuất kịp thời vụ. Việc thực hiện tốt cách đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất là biện pháp tốt nhất để nâng cao năng suất, sản lượng mía.

Qua đánh giá cho thấy năng suất mía cách đồng lớn áp dụng cơ giới hóa tăng năng suất từ 70 tấn lên 100 tấn/ha. Rõ ràng việc thực hiện Cánh đồng lớn và cơ giới hóa đồng bộ là biện pháp mang lại hiệu quả rõ rệt trong định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp!

Có được thành công như vậy là do, UBND huyện Thạch Thành đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung trên địa bàn từ năm 2016 - 2017.

Sau thời gian thực hiện vùng cây ăn quả tập trung, đến nay huyện đã hoàn thiện thuyết minh quy hoạch, lấy ý kiến các ngành để hoàn thiện và phê duyệt quy hoạch, tiếp tục trồng và tuyển chọn cây đầu dòng cam Vân Du, để xây dựng thương hiệu, xây dựng các mô hình sản xuất và thâm canh để đánh giá hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo xây dựng các vùng cây ăn quả tập trung trồng cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao như cam, bưởi. Tổng diện tích cây có múi hiện có 423 ha trong đó cam các loại 165 ha, bưởi các loại là 258 ha.

Các mô hình trồng cây ăn quả có múi mô hình công nghệ cao đã thực hiện 6 tháng đầu năm với 7 mô hình (trong đó xã Thành Vân 2 mô hình, Thành Minh 1 mô hình, Vân Du 1 mô hình, Thạch Quảng 1 mô hình, Thạch Tượng 1 mô hình, Thạch Tân 1 mô hình).

Đánh giá, đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao tạo chuyển biến trong sản xuất ngành trồng trọt gắn với liên kết và tiêu thụ sản phẩm, là lợi thế để xây dựng và phát triển cây có múi tại Thạch Thành, sau khi có thương hiệu UBND huyện sẽ liên kết với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo quy mô tập trung, nâng cao giá trị sản xuất, thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu.

Căn cứ đề án tái cơ cấu đã ban hành, đến năm 2020 toàn huyện thực hiện chuyển đổi đất trồng mía trên 15 độ dốc sang trồng rừng sản xuất diện tích 489 ha, tăng cường thâm canh đối với các vùng mía ven sông Bưởi để nâng cao năng suất mía toàn huyện. Đến nay toàn huyện đã chuyển đổi 172 ha mía sang trồng rừng sản xuất, đạt 35% kế hoạch.

Tác giả: Văn Đương

Nguồn tin: Thời Báo Doanh nhân

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok