Những người bị thiếu máu thiếu sắt thường phàn nàn rằng tóc của họ thưa và dễ gãy.
Mất cân bằng hormone
Theo Zing News, có tới 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu, liên quan đến việc mất cân bằng giữa DHT và testosteron trong máu. Rụng tóc do mất cân bằng hormone thường xảy ra bắt đầu vào tuổi dậy thì ở nam và thời kỳ tiền mãn kinh, giai đoạn sau sinh đối với nữ.
DHT (dihydrotestosterone) là một loại hormone nội sinh, có hoạt tính cao gấp 5 lần testosterone. Tại chân tóc, DHT liên kết với các thụ thể đặc biệt của tế bào nang tóc, khiến nang tóc nhỏ dần, biến mất. DHT còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tóc xuất hiện nhiều dầu và dễ rụng.
Tóc nam giới rụng từng đợt khoảng 3-4 tháng và được thay thế bằng sợi tóc mịn giống như lông. Đầu tiên, tóc rụng lõm nhỏ ở giữa vùng trán và thái dương; rồi rụng lan ra theo hình vòng xoáy, đến đỉnh đầu. Sau đó, tóc chỉ còn ở vùng thái dương và vùng chẩm.Ở giai đoạn chót, tóc còn rất ít, chỉ còn một băng hẹp, thưa, vòng quanh phía dưới, phía sau và hai bên đầu.
Ở phái nữ, giai đoạn sau sinh và độ tuổi tiền mãn kinh, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể cũng làm mất cân bằng nồng độ DHT và testosteron. Lúc đầu, tóc rụng ở đỉnh đầu và có hình ảnh giống như các đường rẽ chân tóc rộng ra. Sau đó bệnh lan ra phía trước đến cách chân tóc vùng trán khoảng 1 cm, cuối cùng là rụng tóc đến hết đỉnh đầu. Có thể kèm theo các dấu hiệu tăng lượng kích thích tố nam như nổi mụn, mọc lông nhiều, rối loạn kinh nguyệt.
Vấn đề về buồng trứng
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là sự mất cân bằng trong giới tính nam và nữ. Dư thừa nội tiết androgen ở nữ có thể dẫn đến u nang buồng trứng, tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, vô sinh, cũng như mỏng tóc. Hormone nam tồn tại quá nhiều trong PCOS, phụ nữ có thể thấy nhiều lông hơn trên mặt và cơ thể.
Thiếu máu, thiếu sắt
Những người bị thiếu máu thiếu sắt thường phàn nàn rằng tóc của họ thưa và dễ gãy. Trong thực tế, rụng tóc là một trong những triệu chứng nổi bật nhất và sớm nhất của thiếu sắt trong cơ thể.
Do mức độ sắt thấp trong cơ thể, máu thiếu khiến các tế bào máu đỏ vận chuyển oxy đến các tế bào khắp cơ thể bạn, bao gồm các nang tóc không đủ. Nếu không có đủ oxy, tóc bị tước đoạt các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và khỏe mạnh.
Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên Tạp chí của Viện Da liễu Mỹ báo cáo rằng thiếu hụt sắt liên quan đến rụng tóc. Phụ nữ bị thiếu sắt có nguy cơ mất Telogen tóc, theo một nghiên cứu năm 2009 được công bố trong Acta Dermatovenerologica Croatica mức độ ferritin huyết thanh thấp hơn hoặc bằng 30 ng/mL được cho là có liên quan tới mất Telogen tóc.
Cũng một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí khoa học y tế Hàn Quốc đã khẳng định mối liên hệ giữa tình trạng thiếu sắt và rụng tóc ở nữ giới, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh. Cùng với rụng tóc, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tay chân lạnh, suy nhược và làn da nhợt nhạt, bạn cần kiểm tra mức độ sắt là không nghi ngờ gì nữa.
Thuốc bổ nào cho tóc?
Vì có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị rụng tóc không đơn giản. Bác sĩ chuyên khoa cần phải xác định rõ nguyên nhân gây rụng tóc để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Đối với rụng tóc do một số nguyên nhân thông thường, có thể điều trị bằng cách bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng và thay đổi thói quen có hại đến tóc. Một số nguyên nhân gây bệnh rụng tóc có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Khó điều trị, nhưng có thể bổ sung cho tóc những dưỡng chất sau: biotin: vitamin H, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B12), nhóm E, D; sắt, kẽm, lưu huỳnh... Là protein bị sừng hoá nên tóc không thể trực tiếp hấp thu chất bổ (sâm, vitamin) để “khoẻ mạnh, óng mượt, khó rụng” như quảng cáo. Chỉ có cách ăn uống hoặc dùng thuốc bổ sung thì dưỡng chất mới có thể theo máu đến nuôi da đầu, nuôi nang tóc làm cho tóc phát triển.
Tác giả bài viết: Thu Thu (TH)
Nguồn tin: