Công thức:
Đối với bé trai: Tính tổng chiều cao của bố mẹ, cộng thêm 13 cm, sau đó chia 2.
Ví dụ: Chiều cao bố: 1,7 m; chiều cao mẹ: 1,6 m.
Chiều cao tương lai của con: [(1,7 m + 1,6 m) + 13 cm] /2 = 1,71 m.
Đối với con gái: Lấy tổng chiều cao của bố mẹ trừ đi 13, sau đó chia 2.
Ví dụ: Chiều cao bố: 1,7 m; chiều cao mẹ: 1,6 m.
Chiều cao tương lai của con: [(1,7 m + 1,6 m) - 13 cm] /2 = 1,58 m.
Ảnh: Istock.
Theo Healthychildren, chiều cao có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như gene di truyền. Tức là gia đình có cha mẹ thấp thì thường sinh ra những đứa trẻ thấp. Song, một nghiên cứu năm 2000 ở Phần Lan cho biết di truyền chiếm 78% chiều cao ở nam giới và khoảng 75% ở phụ nữ trưởng thành. Số còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Dưới đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến chiều cao tương lai của trẻ:
Dinh dưỡng: Một đứa trẻ thừa cân thường cao lớn hơn so với các bạn cùng lớp, song chưa chắc đã có chiều cao đạt chuẩn trong tương lai. Trong khi đó, hầu hết những đứa trẻ thiếu cân có chiều cao thấp hơn so với độ tuổi, nhưng chúng hoàn toàn có chiều cao đạt chuẩn khi lớn lên nếu được cân bằng chế độ dinh dưỡng ngay từ nhỏ.
Hormone: Sự mất cân bằng hormone, chẳng hạn như hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp, thiếu hụt dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm. Vì vậy, điều quan trọng là chú ý đến mức độ các hormone trong cơ thể để có phương pháp điều chỉnh phù hợp giúp trẻ phát triển chiều cao theo đúng biểu đồ tăng trưởng của bác sĩ.
Thuốc men: Một số loại thuốc, đặc biệt là sử dụng lâu dài corticosteroid (như prednisone), có thể làm chậm sự tăng trưởng.
Điều kiện sức khỏe: Trẻ em mắc một số bệnh mãn tính như viêm khớp nặng, bệnh celiac không được điều trị hoặc ung thư, có thể ảnh hưởng đến chiều cao trong tương lai.
Di truyền: Trẻ em mắc hội chứng Down, hội chứng Noonan hoặc hội chứng Turner có xu hướng thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình. Trong khi đó trẻ mắc hội chứng Marfan Syndrome lại tăng chiều cao một cách bất thường.
Ngoài ra, tập thể dục, ô nhiễm, giấc ngủ, khí hậu, chế độ ăn uống, và tâm lý phúc lợi có thể cũng tác động đến sự tăng trưởng của trẻ.
Một số trẻ bắt đầu giai đoạn tăng trưởng sớm, trong khi số khác lại chậm. Nếu bạn lo ngại về tăng trưởng của trẻ, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ. Với biểu đồ tăng trưởng chuẩn của bác sĩ, bạn xác định được tốc độ tăng trưởng của con mình và dự đoán được chiều cao tương lai của trẻ.
Tác giả bài viết: Lê Nga