Giáo dục

Phát triển nguồn nhân lực gắn với giáo dục nghề nghiệp

Với mục tiêu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hoá đã đẩy mạnh công tác giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về đào tào nghề gắn với nhu cầu việc làm của doanh nghiệp.

Là tỉnh có dân số trên 3,7 triệu người, với nguồn nhân lực đông, đa dạng, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực. Hiện trên địa bàn tỉnh có 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp, 31 trung tâm giáo dục nghề nghiệp... Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều bảo đảm điều kiện chất lượng đào tạo, đa dạng về ngành nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo cho người dân.

Để thu hút, đồng thời gắn đào tạo với tìm việc làm cho lao động, thời gian qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã gắn kết với doanh nghiệp để liên kết đào tạo những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu, như: nghề hàn, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, may thời trang, công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, dược, điều dưỡng...

Các doanh nghiệp tư vấn nghề cho học sinh Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hoá sau khi tốt nghiệp



Thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp, chất lượng giáo dục nghề nghiệp ngày càng được nâng cao. Ở nhiều nghề trọng điểm, kỹ năng nghề của lao động trong tỉnh Thanh Hóa đã đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Lao động qua đào tạo nghề nghiệp đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp.Xác định gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo là 1 cơ chế hiệu quả để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần nhân lực ngành nào thì nhà trường đào tạo ngành đó. Nhà trường chủ động trong việc hợp tác với doanh nghiệp để tăng thời gian đào tạo, thực hành cho học sinh, sinh viên; khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào tất cả các khâu đào tạo.

Hiện có trên 80% người học có việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỷ lệ này đạt gần 100%. Nhìn chung, chất lượng lao động qua đào tạo nghề nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo trình độ cao đẳng đạt trên 90%, trình độ trung cấp đạt trên 85% và trình độ sơ cấp đạt trên 75%. Nhiều ngành, nghề học sinh, sinh viên ra trường có việc làm 100% như: hàn, may thời trang, điện công nghiệp...

Trường Trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa với chức năng nhiệm vụ được giao là đào tạo và chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cho người lao động 11 huyện Miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa và các vùng phụ cận. Từ năm 2012 đến nay nhà trường đã áp dụng việc thực hiện đào tạo theo mô hình 9+, vừa học nghề vừa học văn hóa, đối tượng đào tạo là học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, do vậy việc tổ chức đào tạo của nhà trường luôn được tiếp cận, linh hoạt đổi mới cả về phương pháp và chương trình đào tạo. Hiện nay, tổng số học sinh của nhà trường vừa học trung cấp vừa học hệ giáo dục thường xuyên là 1.492 học sinh.

Trong năm nhà trường có 326 học sinh tốt nghiệp trung cấp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung cấp đạt 100%. Kết quả học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia và đậu tốt nghiệp năm 2023 là 264 học sinh, đạt tỷ lệ 100%. Học sinh sau khi tốt nghiệp TCN được nhà trường tư vấn, giới thiệu việc làm tại các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất tương ứng với trình độ tay nghề đã học, 100% học sinh đều có việc làm thu nhập ổn định,

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XHtỉnh Thanh Hoá Hoàng Ngọc Trung cho biết: "Giai đoạn 2021 - 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã tuyển sinh và đào tạo trên 250.000 người, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt trên 73%, trong đó 29% có văn bằng, chứng chỉ. Với mục tiêu tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh Thanh Hoá phấn đấu đến năm 2045 trở thành tỉnh có chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong nhóm dẫn đầu cả nước”. Thu Hươngảnh: Học sinh Trường TC nghề miền núi Thanh Hoá được tư vấn việc làm sau khi tốt nghiệp

Tác giả: THU HƯƠNG

Nguồn tin: news.dansinhvn.com

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok