Bạn cần biết

Những ai nên kiêng ăn mướp đắng?

Mướp đắng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn hỗ trợ chữa một số bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại quả này.

Mướp đắng (còn gọi là khổ qua), thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí,… Mướp đắng tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.

Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng có thể giúp giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…

Ảnh minh họa

Mướp đắng khô có tác dụng tương tự mướp đắng tươi. Các hợp chất glycosid không những hạ mỡ máu mà còn giúp hạ đường huyết, là loại thực phẩm phù hợp cho những người có nền bệnh mỡ máu cao hoặc tiểu đường.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ có thai và sau sinh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường, đặc biệt là chất xơ và chất béo. Mướp đắng lại là loại quả có rất ít chất xơ và béo sẽ không phù hợp cho đối tượng này. Mặt khác, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Không những thế, ăn mướp đắng còn có nguy cơ kích thích tử cung dẫn đến sinh non.

Người huyết áp thấp: Như đã nói ở trên, mướp đắng có tác dụng làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng. Charantin, Polypeptid-P và Vicine có trong mướp đắng giúp tạo ra tính hạ đường của nó. Cơ chế chính là làm giảm đường huyết và cải thiện sự dung nạp glucose.

Người trước và sau phẫu thuật: Các nghiên cứu chỉ ra rằng mướp đắng có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người, đặc biệt là những người trước, trong hoặc sau phẫu thuật.

Ảnh minh họa

Để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bạn nên ngừng ăn mướp đắng 2 tuần trước khi lên bàn mổ.

Người có bệnh tiêu hóa: Đối với người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Tuy nhiên, với những trường hợp hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn món ăn này. Ăn mướp đắng ở người có vấn đề về hệ tiêu hóa có nguy cơ gây ra tiêu chảy, lỵ, hoặc một số bệnh ở dạ dày.

Người thiếu canxi: Mướp đắng có chứa nhiều axit oxalic. Chất này có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi. Bởi vậy, những người bị thiếu canxi: Trẻ nhỏ, người già, bị bệnh loãng xương… không nên ăn mướp đắng.

Khi chế biến mướp đắng, có thể loại bỏ bớt vị đắng và axit oxalic bằng cách luộc qua với nước. Mặc dù vậy cũng không nên ăn loại thức ăn này quá thường xuyên.

Tác giả: Nghi Dung (Tổng Hợp)

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok