Cuộc sống

Nhớ "5 không" khi ăn vải để tránh gây hại cho sức khỏe

Vải là loại trái cây mùa hè được rất nhiều người yêu thích nhưng nếu ăn nhiều khiến cho cơ thể thừa glucoza dễ gây ra “ngộ độc”.

Không để phụ nữ có thai và trẻ nhỏ ăn quá nhiều vải

Quả vải trong đông y có tính đại nhiệt (nhiều nhiệt) có tác dụng bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát… nếu ăn 3-4 quả vải thì rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, do vải có tính đại nhiệt được các lương y khuyến cáo không ăn số lượng nhiều với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Phụ nữ khi mang thai thường xuyên ăn vải sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Lượng nhiệt trong cơ thể tăng động ngột có thể khiến cho thai dễ bị chết lưu và gặp một số biến chứng không mong muốn. Ngoài ra ăn nhiều vải trong thời kỳ mang thai dễ mắc tiểu đường thai nghén. Tiểu đường thai nghén nếu không phát hiện kịp thời dễ gây nguy hiểm cho con.

Để tránh ngộ độc và nóng bốc hỏa trước khi ăn vải nên ngâm vào nước muối loãng hoặc có thể uống chè đậu xanh, canh bí đao, uống nước canh xương, ăn thịt lợn nạc… (ảnh minh họa)


Đối với trẻ nhỏ ăn nhiều vải (thực phẩm nhiều đường) gây rối loạn chuyển hóa đường, nóng trong và thậm trí là dị ứng…

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại để ăn phải không bị nóng nên ăn vải vào lúc sáng sớm khi chưa ráo sương. Ăn vải lúc này sẽ không sinh hỏa do vải chưa hấp thụ ánh sáng mặt trời.

Không ăn vải khi đang bị tiểu đường

Vải là loại quả có chỉ số GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm cao) vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên những bệnh nhân tiểu đường không nên ăn vải. Do lượng đường trong vải cao nên khi ăn trên 7 quả vải có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Theo tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam. bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn hoa quả bình thường nhưng nên chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp ví dụ như quả lê. Khi ăn hoa quả thì nên ăn thô để chất xơ trong hoa quả làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể.

Không ăn quá nhiều dễ gây ngộ độc

Vải không có tính độc, nhưng ăn quá nhiều vải lại có thể gây nguy hại cho cơ thể. Quả vải có nhiều đường glucoza, vì vậy ăn với số lượng nhiều dễ khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột làm cho gan không chuyển hóa kịp. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng cường tiết ra insulline, một hooc môn của tuyến tụy tiết ra làm cho nồng độ đường trong máu hạ xuống hay đường huyết thấp. Triệu chứng dễ nhận thấy khi đường huyết thấp tim đập nhanh, run tay chân, lo lắng, ra mồ hôi nhiều, đói… Đây còn gọi là triệu chứng “say vải” hay ngộ độc vải.

Những trường hợp ăn nhiều vải dẫn tới “ngộ độc” để giải độc cần uống ngay một cốc nước đường để tăng lượng đường huyết.

Để tránh ngộ độc và nóng bốc hỏa trước khi ăn vải nên ngâm vào nước muối loãng hoặc có thể uống chè đậu xanh, canh bí đao, uống nước canh xương, ăn thịt lợn nạc….

Người thường xuyên nóng trong không nên ăn vải

Vải có tính đại nhiệt có nghĩa là rất nhiều nhiệt vì vậy những người có tiền sử nóng trong hay bị nhiệt miệng nên hạn chế ăn nhiều vải. Ăn vải sẽ làm cho nhiệt miệng thêm nặng hơn, hơn nữa còn gây ra mụn nhọt, chảy máu mũi…

Không nên ăn khi đói

Khi bụng đang đói chớ nên ăn vải dễ gây hại cho dạ dày thậm chí còn gây ra hiện tượng “say vải”. Vải nhiều đường, khi ăn lúc đói sẽ kích thích lớp niêm mạc dạ dày dễ gây ra đau dạ dày. Lượng đường tăng đột ngột lúc đói cũng dễ gây ra hiện tượng hạ đường huyết nguy hiểm cho cơ thể.

Tác giả bài viết: Ngọc Minh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok