Giáo dục

Nghịch lý nghề giáo: Điệp khúc 'trong chán ngoài thèm'

Câu chuyện của thủ khoa Đại học Sư phạm 2 - Bùi Thị Hà về quê chăn lợn đang gây nhức nhối trong dư luận. Nhiều người chắc hẳn không khỏ băn khoăn trước nghịch lý: "kẻ muốn vào, người muốn ra".

Một ngày mưa tầm tã do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhưng tôi lại cảm thấy có chút vui mừng. 84 thủ khoa của các trưởng đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội mới đây được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Vậy là 4 năm đại học với sự cố gắng cao độ của các em nay được công nhận. Vui vì bà Nguyễn Thị Kim Dung (đại diện Sở Nội vụ Hà Nội) khẳng định thành phố sẽ có nhiều chính sách để ưu đãi trong việc tuyển dụng nhân tài. Có lẽ, năm nay sẽ không còn thủ khoa nào phải về quê chăn lợn như em Bùi Thị Hà – thủ khoa Đại học Sư phạm 2.

Năm ngoái, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà cũng là 1 trong 100 xuất sắc được vinh danh tại Văn Miếu. Thế nhưng trải qua 1 năm, nữ thủ khoa ấy vẫn chưa một ngày được đúng trên bục giảng. Thay vào đó, cô làm bạn với đồi nương, chuồng trại...

Bùi Thị Hà được vinh danh thủ khoa đầu ra trường Đại học Sư phạm 2 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bùi Thị Hà – một cô nữ sinh học giỏi, có chí tiến thủ, 4 năm sinh viên vừa học vừa hành (cô làm gia sư để vừa kiếm tiền giúp mẹ, vừa áp dụng những kiến thức ở trường vào thực tế), vậy mà bây giờ ở nhà chăn lợn. Nghe mà xót xa. Mong muốn được về tỉnh cống hiến, nhưng tỉnh chưa có kế hoạch tuyển dụng nên Hà vẫn ngày ngày chờ đợi...

Ở Việt Nam, biên chế vốn là điều mơ ước của nhiều người, trong đó có Hà. Nhưng điều đó có lẽ không còn phù hợp với xã hội hiện tại.

Không giống như Hà, nhiều giáo viên sau khi đã có biên chế trong ngành giáo dục lại xin ra.

Mới đây nhất là câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Thành viết đơn ra khỏi ngành sau 7 năm công tác. Cô Thành là giáo viên miền xuôi lên công tác tại huyện Mường Lát, nơi cô công tác cách nhà gần 250km. Trong khi đó, bố mẹ cô ở quê đều đã có tuổi, bản thân cô cũng đã có gia đình và 2 con nhỏ cần người chăm sóc, dạy dỗ

Cô giáo Nguyễn Thị Thành xin ra khỏi biên chế sau 7 năm giảng dạy

Một nữ giáo viên công tác trong nghề 7 năm tại một huyện miền ngược thiếu thốn, bám nghề vì tình yêu với nghề. Lí do tại sao cô Thành lại quyết định viết đơn xin ra khỏi nghề? Có lẽ thanh xuân của cô đã dành hết để cống hiến cho nghề, 7 năm xa nhà, xa chồng con vậy là quá đủ.

Tình trạng giáo viên biên chế xin ra khỏi ngành không phải là hiếm. Trước đó, vào năm 2016, tại Thanh Hóa cũng đã có trường hợp cô giáo Vũ Thương Hà (SN 1982), công tác tại Trường Tiểu học xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa viết đơn xin ra khỏi biên chế giáo dục. Cô Hà vào ngành từ tháng 10/2003, có trình độ chuyên môn Thạc sỹ, chức vụ là giáo viên Tiếng Anh. Cô Hà cũng đã được ngành chức năng và chính quyền địa phương giải quyết cho nghỉ việc và ra khỏi biên chế giáo dục.

Hay mới đây nhất, ngày 24/8, Thạc sỹ Đoàn Hùng Cường giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) cũng xin ra khỏi ngành.

Câu chuyện của cô "Thủ khoa chăn lợn" là một trong những mối quan tâm lớn của xã hội những ngày gần đây. Động thái mới nhất, Hà cho hay nếu lần này tỉnh Hà Giang vẫn không trọng dụng em thì em sẽ xuống Hà Nội làm giáo viên hợp đồng.

Có lẽ, sau rất nhiều cố gắng, nỗ lực với mong ước có thể tìm kiếm cho mình 1 biên chế trong ngành giáo, suy nghĩ của em đã có phần thay đổi. Cá nhân tôi thấy rằng, quyết định này lẽ ra em phải đưa ra từ lâu mới phải.

Nhiều người, trong đó có em muốn vào biên chế bởi 2 từ ổn định nhưng sau nay khi đã có gia đình, có cuộc sống riêng, có nhiều khoản cần phải chi tiêu thì số tiền “biên chế” ấy có đủ để em “chèo lái” gia đình????

Ấy vậy mà mỗi người đều có những lý lẽ riêng của mình. Và cái vòng luẩn quẩn

Tác giả: Dương Nga

Nguồn tin: antt.vn

  Từ khóa: Nghịch lý , nghề giáo

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok