Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng dại cho vật nuôi. Ảnh: Báo Gia Lai |
Nhân viên y tế cũng đã tư vấn cho người nhà đưa bệnh nhân đi tiêm phòng bệnh dại nhưng gia đình không đưa đi tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại.
Ngày 23/2/2024, em Q. có biểu hiện đau đầu, sốt, sợ nước, sợ gió, ăn uống không được. Ở nhà bệnh nhân không sử dụng thuốc gì. Đến khoảng 20h cùng ngày, gia đình đưa bệnh nhi đến khám ở cơ sở y tế tư nhân tại xã Ia Hlốp và được hướng dẫn đưa bệnh nhi đến Trung tâm Y tế huyện Chư Sê để khám và điều trị. Đến 21h cùng ngày, bệnh nhi vào Trung tâm Y tế huyện Chư Sê sau đó được chuyển lên Bệnh viện Nhi Gia Lai để tiếp tục điều trị.
Bệnh nhi nhập viện tại Bệnh viện Nhi Gia Lai trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, người mệt, nuốt khó, sợ nước, sợ gió, đau đầu, ăn uống kém kèm nôn ói…, được chẩn đoán: Theo dõi dại lên cơn/nhiễm trùng đường ruột. Sau khi nghe giải thích về tình trạng bệnh của bệnh nhi, đến 11h30 ngày 24/2, người nhà xin ký vào hồ sơ bệnh án và xin đưa bệnh nhân về nhà tại làng Sơr (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) để tiện chăm sóc. Tối cùng ngày, bệnh nhi tử vong.
Sau khi ghi nhận ca tử vong trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê đã tư vấn người nhà, người tiếp xúc gần với bệnh nhi nguy cơ phơi nhiễm bệnh dại và tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại; tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến cộng đồng dân cư về sự nguy hiểm của bệnh dại, việc tiêm phòng vaccine sau khi bị chó nghi dại cắn; tuyên truyền cho người nuôi chó cần xích, đeo rọ mõm khi thả chó ra ngoài, cần tiêm vaccine phòng dại cho vật nuôi.
Được biết, trong năm 2023, Gia Lai đứng đầu toàn quốc với 14 trường hợp tử vong do bệnh dại, thông tin trên báo Gia Lai.
Tác giả: Thùy Dung (T/h)
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn