Làng Găng có nghề nấu mật mía từ lâu đời, đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề. Mật mía ở đây nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng mật sánh mịn, đặc, thơm, có màu vàng đẹp mà người dân nơi đây còn biết duy trì và phát triển nghề truyền thống để làm giàu.
Ép mía
Anh Cao Xuân Khương là một trong những người đã vươn lên làm giàu từ nghề truyền thống của quê hương. Với hơn 30 năm theo nghề, cứ vào dịp tháng 11 âm lịch gia đình lại tất bật với công việc thu hoạch mía về làm mật. Trung bình, mỗi ngày ép hơn 8 tấn mía, 6 chảo mật luôn hoạt động hết công suất để phục vụ khách hàng vào dịp tết.Lá mía được người dân tận dụng để nấu mật
Anh Khương nói: Hiện nay, nghề kéo mật không vất vả như ngày xưa mà thu nhập cao hơn nhiều so với làm các nghề khác. Mật mía muốn ngon thì giống mía phải chuẩn, không bị sâu bệnh, mía chín đúng thời điểm. Khi ép mía bằng máy, tiến hành lọc qua 3 lần để có nước cốt mía trong, sạch. Khi nấu mật thì người thợ phải túc trực thường xuyên để đốt lửa lò, lửa không được quá to như thế mật sẽ bị trào ra và cháy, có màu đen không ngon, còn lửa nhỏ quá thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, khi mật sôi và lắng là công đoạn vớt bọt, lóng. Mật sánh mịn, đặc, thơm, có màu vàng cánh dán mới đảm bảo chất lượng.Vớt bọt khi mía sôi
Cũng đi lên từ mật mía làng Găng, hiện nay để phục vụ nhu cầu của thị trường và tăng thu nhập, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Nghĩa Hưng đã tận dụng nguồn nguyên liệu là mật mía để làm ra các sản phẩm khác như đường phèn, đường phên, kẹo lạc. Ở xóm 13 - xã Nghĩa Hưng, anh Nguyễn Văn Minh đã vươn lên làm giàu từ nghề nấu mật mía và làm kẹo lạc gia truyền của làng.
Mật mía ngon phải sánh mịn, đặc, thơm, có màu vàng cánh dán
Hàng ngày, ngoài sản xuất kẹo lạc, hàng năm cứ vào dịp tháng 10 âm lịch gia đình lại chuẩn bị các công đoạn lau rửa, sửa chữa phi, lò để chuẩn bị cho một vụ sản xuất mới. Mật mía tự sản xuất ra được, lại có hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề nấu kẹo lạc, mỗi ngày gia đình anh Minh xuất ra thị trường từ 300 - 400 gói kẹo. Chính từ mô hình này đã giúp gia đình anh Minh vừa có công ăn việc làm ổn lại cho hiệu quả kinh tế cao.Kẹo lạc làng Găng là sản phẩm được phát triển từ nghề nấu mật, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng
Từ cách làm của gia đình anh Cao Văn Khương, Nguyễn Văn Minh, đã có nhiều người dân của xã đến học tập và làm theo. Hiện trên địa bàn xã Nghĩa Hưng có khoảng 50% hộ dân nấu mật mía và tận dụng nguồn mật mía để phát triển kinh tế gia đình. Ông Phan Phúc Vinh - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Đàn cho biết: Từ khi được UBND tỉnh công nhận làng nghề, mật mía Làng Găng càng được nhiều người biết đến, vào mùa thương lái thường tìm đến tận làng để đặt mua. Chính từ nguồn thu nhập từ việc ép này đã tạo công ăn việc làm và ổn định cuộc sống cho các hộ dân, làm giàu trên chính quê hương.Các lao động "căng mình" đón vụ Tết
Về Nghĩa Hưng vào những ngày cuối năm, chứng kiến cảnh tất bật của người dân làng nghề mật mía phục vụ Tết nguyên đán, việc sản xuất sôi động, nhộn nhịp, thị trường ổn định không chỉ giúp họ đón tết ấm cúng, đủ đầy mà còn chính là niềm vui, động lực để họ tiếp duy trì, phát triển nghề.Tác giả bài viết: Minh Thái
Nguồn tin: