►Nghệ An: “Nhập nhèm” giữa luân chuyển và “trừng phạt” giáo viên
Trường hợp ông Hoàng Văn Biên, GV Trường tiểu học An Hòa, bản thân vừa điều trị bệnh dài ngày, con nhỏ bị chấn thương sọ não. Ông Biên là bộ đội xuất ngũ, gia đình có công với cách mạng và đi công tác miền núi 9 năm, nhưng vẫn bị "đày" đi cách nhà gần 20km. Trong quyết định thuyên chuyển ông Biên cũng không ghi lý do vi phạm sinh con thứ 3.
Ngày 2.6, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Hoàng Quốc Hào - Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An - cho biết: “Tôi đã đọc bài báo nói về trường hợp thuyên chuyển GV ở Quỳnh Lưu. Việc xử lý GV sinh con thứ 3 bằng hình thức luân chuyển như vậy là không có cơ sở pháp lý. Đây có thể là đề án có tính chất cục bộ của địa phương hoặc của ngành giáo dục, trái với quy định của Luật Viên chức, trái quy định của pháp luật”.
Theo Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An, quyết định thuyên chuyển giáo viên trái Luật Viên chức là không có cơ sở pháp lý.
Theo ông Giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An, Luật Viên chức không có hình thức kỷ luật luân chuyển đối với những viên chức sinh con thứ 3. Luật này cũng quy định chỉ có hình thức biệt phái với thời hạn không quá 3 năm. Những văn bản dưới Luật trái với quy định của Luật đều không có giá trị pháp lý.
Theo ông Hoàng Quốc Hào, việc xử lý cán bộ, viên chức sinh con thứ 3 từ trước đến nay không có sự ổn định, mà thay đổi liên tục. Trước đây, đảng viên sinh con thứ ba bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ, hiện nay chỉ bị khiển trách. Tại một số địa phương ở Nghệ An (Yên Thành, Quỳnh Lưu), đã buộc thôi việc khoảng 40 – 50 GV sinh con thứ 3, nhưng sau đó đã buộc phải nhận họ trở lại làm việc. Tỉnh Nghệ An cũng đã bãi bỏ quy định người sinh con thứ 3 phải nộp 2 triệu đồng vào quỹ dân số địa phương.
“Qua kiểm tra, chúng tôi thấy tình trạng các văn bản cá biệt của địa phương ban hành có những điều trái luật còn nhiều, nhất là ở vùng miền núi” - ông Hào cho hay. “Đề án luân chuyển GV của ngành giáo dục cũng có nhiều ý kiến khác nhau; các địa phương có những đề án riêng, không thống nhất” - ông Hào nói.
“HĐND, UBND tỉnh nên có đề án luân chuyển GV thống nhất, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn. Theo tôi, đối với người sinh con thứ ba, nên có hình thức xử lý phù hợp, vừa bảo đảm chính sách dân số, vừa đúng quy định pháp luật” - ông Hoàng Quốc Hào chia sẻ.
Luân chuyển cần tạo điều kiện thuận lợi cho GV Ông Long khẳng định thêm: Nguyên tắc chung là các quy định, quy chế của các địa phương, đơn vị phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với GV, thì căn cứ Luật Viên chức, Nghị định 29/CP và các thông tư của Bộ Nội vụ. Các quy định, quy chế... không được trái Luật Viên chức. "Khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện..., cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào các quy định hiện hành để xem xét" - ông Long nói. Về trường hợp thuyên chuyển ông Hoàng Văn Biên ở Trường tiểu học An Hòa (Quỳnh Lưu) trong thời hạn 5 năm vì lý do sinh con thứ 3, ông Long cho biết thực hiện theo Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành một số quy định về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tuy nhiên phải nghiên cứu hồ sơ cụ thể rồi mới có thể cho ý kiến. "Quan điểm của tôi là việc luân chuyển, thuyên chuyển GV cần tạo thuận lợi cho GV, tạo động lực để GV phấn đấu, nếu thuyên chuyển quá xa trong thời gian dài sẽ gây khó khăn, đảo lộn cuộc sống GV, cần tạo điều kiện cho GV ổn định và yên tâm công tác, xem xét cụ thể các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn" - ông Long nói. Ông Chu Văn Long - Trưởng Phòng Tổ chức - Cán bộ Sở GDĐT Nghệ An - trao đổi với PV Báo Lao Động: Theo quy định phân công, phân cấp hiện hành, UBND các huyện ban hành quy định tiếp nhận, luân chuyển và bố trí giáo viên trong huyện, thực hiện điều động GV từ vùng thuận lợi đến công tác ở vùng khó khăn và thuyên chuyển GV công tác ở vùng khó khăn đến vùng thuận lợi hơn, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cũng như cơ cấu bộ môn, đồng đều về chất lượng và số lượng giữa các trường và vùng miền. Trong quá trình ban hành văn bản, hầu hết không xin ý kiến góp ý của Sở GDĐT. |
Tác giả bài viết: Quang Đại