Tuy nhiên, thời gian đầu thiếu kinh nghiệm phòng bệnh, lứa lợn đầu tiên gia đình chị đã bị thua lỗ, do lợn bị dịch bệnh. Trăn trở tìm hướng khắc phục, chị Hằng đã chủ động tìm kiếm tài liệu trên mạng internet, sách báo, tham quan các mô hình trang trại; đồng thời tham gia tập huấn để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi.
Trước lúc cho ăn gia đình chị Hằng luôn vệ sinh sạch sẽ hệ thống máng ăn, máng uống, chuồng trại
Sau khi nắm vững được kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi, lứa lợn thứ hai, chị chọn giải pháp tìm chọn con giống từ những gia đình quen biết trong xóm về nuôi. Cách làm này vừa giảm chi phí đầu tư ban đầu, vừa chọn những con giống tốt. Thức ăn cho đàn lợn chủ yếu phối trộn từ phụ phẩm nông nghiệp như: Ngô, trộn lẫn cám gạo, rau chuối, rau muống để tăng chất xơ. Lợi thế về nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, do đó cứ thế gia đình chị quay vòng vốn. Trung bình 4 tháng xuất chuồng/lứa, mỗi lứa 100 con (tương đương 6 tấn lợn hơi). Giá bán lợn hơi tại chuồng từ 52 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi lứa lợn chị thu lãi xấp xỉ 100 triệu đồng. Tính chung cả năm, trang trại lợn của gia đình chị Hằng xuất chuồng 18 tấn lợn hơi, thu lãi 300 triệu đồng.
Thức ăn cho đàn lợn chủ yếu được phối trộn từ phụ phẩm nông nghiệp như ngô, cám, cây chuối, các loại rau, do đó chất lượng thịt chắc, thơm được thị trường ưa chuộng
Chị Hằng chia sẻ: Cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Trước khi thả giống cần tuân rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng phoóc môn. Hệ thống chuồng trại cần thoáng mát vào mùa hè, ấm về mùa đông. Trong quá trình nuôi phải tiêm phòng đầy đủ, để phòng tránh dịch bệnh. Sau mỗi đợt xuất chuồng phải tiến hành vệ sinh chuồng, rải vôi bột khử trùng.
Do được nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp nên chất lượng thịt chắc, thịt thơm nên thị trường rất ưa chuộng. Từ những ưu điểm vượt trội đó, mà bao giờ lợn thịt gia đình chị cũng được các buôn lái săn đón tại chuồng. Có những tháng cao điểm như gần Tết cổ truyền, trang trại của chị Hằng được buôn lái đến đặt trước cả tháng.
Chị Hằng giới thiệu đặc tính khi nuôi lợn thịt sạch
Ông Nguyễn Kế Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Nông Dân xã Nghi Kiều – Nghi Lộc cho biết: Sản phẩm lợn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp bao giờ cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Do vậy, sắp tới chúng tôi khuyến khích các hộ dân học tập kinh nghiệm từ mô hình nuôi lợn của chị Hằng để nhân rộng trên địa bàn xã; nhằm phát huy khai thác tiềm năng về đất đai để làm giàu ngay chính mãnh đất quê hương.
Hiện, gia đình chị Hằng đang có dự định sẽ đầu tư xây thêm một trang trại nữa để nâng quy mô tổng đàn lên 300 con để cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho bà con nông dân trong và ngoài xã.
Tác giả bài viết: Thu Hiền