Madrid giữ vững lập trường của mình, từ chối công nhận cuộc bỏ phiếu và kết quả trưng cầu dân ý của Catalonia.
Nước đi này được ủng hộ bởi nhà vua Felipe. Chính phủ Tây Ban Nha nhận được sự đồng thuận từ các đảng trong nước, cũng như các tờ báo xã luận chính thống như El Pais hay El Mundo.
Những đồng minh triển vọng của Catalonia trong khu vực như Basque vẫn không có động thái gì.
Bên ngoài Tây Ban Nha, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tuyên bố trung lập và cho rằng, cuộc xung đột là vấn đề nội bộ của Tây Ban Nha, số còn lại ủng hộ Chính phủ nước này bảo vệ luật pháp của mình.
Chiến lược táo bạo
Kế hoạch của chính quyền tự trị Catalonia đầy rẫy rủi ro. Họ chưa từng công nhận những ý kiến trái chiều về việc ly khai tồn tại trong Catalonia.
Thái độ quyết liệt của chính quyền này chỉ nhận được sự kiên quyết từ Madrid.
Tòa án đã xác nhận sẽ đình chỉ phiên họp Quốc hội mà trong đó Catalonia có thể tuyên bố độc lập. Chính phủ Trung ương được cho là có thể tiến xa hơn.
Họ có thể dùng quyền lập pháp để áp đặt các luật. Việc phản kháng lại lực lượng cảnh sát có thể dẫn đến những cuộc đụng độ bằng vũ lực.
Khủng hoảng Catalonia thu hút sự chú ý của toàn thế giới trong thời gian qua. |
Tuy nhiên, chiến lược của Madrid cũng có nhiều rủi ro, bởi họ không có biện pháp nào để giải quyết mâu thuẫn trong Catalonia, thậm chí còn đổ thêm dầu vào lửa.
Câu hỏi đặt ra là, 10 nghìn nhân viên cảnh vệ được điều động khắp Catalonia không thể ngăn chặn hơn hai triệu cử tri đi bỏ phiếu, liệu Chính phủ Tây Ban Nha có thể ngăn chặn triệt để việc Catalonia tuyên bố độc lập mà không cần dùng tới vũ lực?
Trên thực tế, việc ly khai sẽ ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị của Liên minh châu Âu (EU).
Thị trường chứng khoán nước này bị lung lay khi dòng vốn trôi ra khỏi khu vực kinh tế lớn nhất. Việc này có khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị của đồng Euro. Hậu quả kinh tế của một cuộc ly khai có thể châm ngòi cho sự biến động trong vùng đồng tiền chung châu Âu tương tự với khoảng thời gian năm 2011-2012.
Vì những lý do đó, châu Âu cần đẩy mạnh đối thoại giữa Chính phủ Tây Ban Nha và Catalonia để đảo ngược tình hình.
Sự do dự của Liên minh châu Âu xuất phát từ thực tế họ có ít kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên bàn đàm phán. Những xung đột vũ trang về lãnh thổ xảy ra ở các nước như Bắc Ireland, Cyprus hay Bosnia-Herzegovina đều được giải quyết trong nội bộ, hoặc bởi Liên Hợp Quốc, hay các bên thứ ba như Mỹ.
Châu Âu có thể làm gì?
Hành động tiên quyết là Nghị viện châu Âu cần đưa ra một nghị quyết, được thông qua bởi Hội đồng Bộ trưởng, để lên án tình hình. Việc này phải gán trách nhiệm cho cả hai bên, lưu ý các giá trị cốt lõi của luật pháp, dân chủ và quyền thiểu số trong trật tự Hiến pháp châu Âu. Nghị quyết này cần được sự ủng hộ tuyệt đối của Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu và ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cũng như nhà lãnh đạo các Chính phủ, như bà Angela Merkel của Đức và ông Emmanuel Macron của Pháp...
Châu Âu cần hành động. |
Sau đó, châu Âu phải đóng vai trò một hòa giải viên trong cuộc đối thoại. Chính quyền Catalonia sẽ không chấp nhận việc Chính phủ Tây Ban Nha đảm nhận cả hai vai trò người tham dự và trọng tài.
Liên minh châu Âu cần đưa giải pháp cho mâu thuẫn này. Điều kiện cơ bản của cuộc đối thoại là chính quyền tự trị Catalonia rút lại lời tuyên bố độc lập để đổi lấy quyền tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp khác.
Châu Âu không thiếu những tài năng ngoại giao để thúc đẩy cuộc đối thoại như vậy. Có thể kể ra một vài cái tên như cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson; người đàm phán việc gia nhập Liên minh châu Âu của Thụy Điển Carld Bildt; hay chính trị gia Paddy Ashdown. Họ đều là những nhân vật dày dạn kinh nghiệm có thể đóng vai trò hóa giải cuộc khủng hoảng này.
Theo các nhà bình luận, sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Catalonia, Tây Ban Nha và châu Âu nếu không hành động nào được đưa ra.
Tác giả: Nguyễn Văn Linh
Nguồn tin: Báo Người đưa tin