Số hóa

Kết cục khó tin của những chiếc iPhone sau khi 'qua đời'

Robot Daisy tháo pin từ iPhone cũng như một số bộ phận khác và linh kiện sau đó được gửi tới các đơn vị tái chế để tách lấy kim loại cũng như các khoáng chất có thể tái chế.

Apple đang tìm cách thay đổi cách các món đồ điện tử được tái chế bằng robot có khả năng tháp rời những chiếc iPhone để chiết xuất các chất liệu có thể được tái sử dụng. Apple theo đó hiểu được rằng nhu cầu đồ điện tử tăng lên trên toàn cầu đồng nghĩa với việc nhiều mỏ khoáng chất hơn cần phải được khai thác.

Theo nhà Táo thì robot là một phần trong kế hoạch trở thành một nhà sản xuất khép kín của mình. Bằng cách này, Apple sẽ không phải phụ thuộc vào ngành công nghiệp khai khoáng, một mục tiêu táo bạo mà nhiều nhà phân tích cho rằng không thể thực hiện được.

Linh kiện điện thoại sau khi được tháo rời. Ảnh: Reuters

“Chúng tôi không cạnh tranh với ngành công nghiệp khai khoáng,” bà Lisa Jackson, người đứng đầu mảng môi trường, chính sách và xã hội của Apple, chia sẻ. “Chẳng có gì để các công ty khai khoáng phải lo lắng với quá trình phát triển này,” bà khẳng định thêm.

Bên trong nhà kho của Apple ở ngoại ô Austin, bang Texas, robot Daisy sẽ tháo iPhone để tách 14 khoáng chất và tái chế chúng.

Apple sử dụng thiếc, coban và đất hiếm tái chế trong một số sản phẩm của hãng. Tháng 12/2019, Apple còn mua nhôm không carbon thương mại đầu tiên.

Robot Daisy dài 18m, cơ chế hoạt động dựa trên 4 bước để tháo pin từ iPhone cũng như một số bộ phận khác.

Apple lựa chọn iPhone là sản phẩm đầu tiên để Daisy tháo do iPhone rất phổ biến. Daisy có thể xử lý 200 chiếc iPhone mỗi giờ. Những linh kiện này sau đó được gửi tới các đơn vị tái chế để tách lấy kim loại và các khoáng chất có thể dùng lại được.

Daisy có thể tháo rời 200 chiếc iPhone trong một giờ. Apple cũng đang cân nhắc sẽ chia sẻ công nghệ Daisy với các công ty khác, trong đó có cả các nhà sản xuất xe điện.

Tác giả: Vũ Đậu (T/h)

Nguồn tin: Báo Đời sống & Pháp luật

  Từ khóa: khó tin , IPHONE

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok